- Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... - Sản xuất tại: Việt Nam - Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. - Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá caọ Người không quen có thể chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bàị
Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam và Hồng Kông). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.
Đặc trưng có lẽ Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (une) cũng là những hình ảnh Nhật?
Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậỵ Nếu ai biết xin lên tiếng hô..