Bát Nhã Tâm Kinh là kinh nòng cốt nhất và ngắn nhất của Phật giáo Đại thừa. Theo quan điểm hiện đại, Tâm Kinh là tài liệu của Đại thừa bác bỏ quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy, cho rằng các pháp có tự tánh và có thể độc lập tồn tại. Điều này có thể thấy ngay trong câu mở đầu của Tâm Kinh, “Khi Quán Thế Âm Bồ tát đi sâu trong trí huệ bát nhã, từ trên cao nhìn xuống, Ngài thấy năm uẩn đều không có tự tánh.” Tuy nhiên, theo tiếp cận trong sách này, giác ngộ là một biến cố phản thiên nhiên: không phải cầu nguyện, ăn chay, sám hối, làm từ thiện, thiền, hay tụng kinh lâu năm sẽ giác ngộ. Giác ngộ chỉ có thể xảy ra cho những bậc thượng trí như Phật. Người thường phải nhờ một người đã qua bờ bên kia tạo điều kiện để cái phản thiên nhiên có thể xảy ra. Phương pháp đó là tạo ra những cái sốc cực mạnh để ta giật mình, ngừng thở, làm não trái tê liệt, lý tính bỏ cuộc, giúp cho não phải trở nên chủ động đưa ta vào cốt lõi bản thể của mình, xuyên qua luân xa thứ sáu ở tuyến tùng mà vượt qua luân xa thứ bảy mà qua bờ bên kia. Vì thế Tâm Kinh không nói về bản thể của vạn vật, mà nói về quá trình giác ngộ, tự bản chất phản thiên nhiên. Vì thế mục đích của những thông điệp của Tâm Kinh là tạo ra những cái sốc:
1 - “Này Xá Lợi Phất, tại đây, sắc chính là không, không chính là sắc; thọ, tưởng, hành, và thức cũng thế.” Đó là cái sốc bác bỏ lý tính. Lý tính là phương tiện cần thiết làm cho đời đẹp, nhưng nó cản không cho ta đi vào trong. Với cái sốc này, Tâm Kinh bác bỏ mọi hệ thống triết lý, ý hệ, tín ngưỡng và mọi học thuyết, kể cả Trung đạo, Duy thức và A tỳ đàm… (chương 7).
2 - “Tại đây, này Xá Lợi Phất, vạn pháp đều có dấu của không; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không diệt, không thiếu, không đủ.” Đó là phương pháp “trực chỉ nhân tâm,” của Tâm Kinh. Trong thông điệp này Tâm Kinh bác bỏ tất cả: bác bỏ giáo lý vô ngã của Phật; bác bỏ quan điểm của Trung đạo không khẳng định một thực thể tối thượng; bác bỏ Duy thức, qua thuyết ba tự tánh, phủ nhận tất cả, cả thế giới hiện tượng lẫn siêu việt; và bác bỏ luôn Phật giáo nguyên thủy cho rằng các pháp độc lập tồn tại (chương 8). Sau những cái sốc đó, Xá Lợi Phất lập tức giác ngộ (chương 9). Cuối cùng Tâm Kinh xác nhận ngoài kiến thức tóm tắt trong đại thần chú, không có gì cần phải biết cả (chương 11).
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha 1. Gate: Đó là giai đoạn đất, đá; 2. Gate: đó là thế giới của thực vật và động vật; 3. Paragate: Đó là thế giới của tâm trí, của con người; 4. Parasamgate: Đó là thế giới vô trí của thánh nhân. Công thức tiến hoá tâm linh này đã được các nhà huyền môn Kitô giáo như Meister Eckhart (1260-1327), Pierre Teilhard de Chardin (1881 - 1955) xác nhận, và gần đây đã được Osho (1931-1990) khẳng định. Đó là bằng chứng công thức tiến hoá tâm linh của Tâm Kinh áp dụng mọi nơi, mọi thời, không phân biệt tín ngưỡng hay tôn giáo. Vì thế Bát Nhã Tâm Kinh là thánh thư duy nhất cần phải biết vì nó vạch ra con đường tiến hóa mà vạn vật phải trở về. Đó là điểm Omega của Pierre Teilhard de Chardin
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NHƯ BOOKS |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-12-01 00:00:00 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 345 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 6381536109912 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối nguồn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng