Cây sâm đất là loại cây thảo dược, rễ cây to mập, thân được phân thành nhiều nhánh có màu đỏ. Tác dụng của cây sâm đất là long đờm, lợi tiểu, nhuận tràng. Trong dân gian thường sử dụng cây sâm đất để nấu canh và ngâm rượu, giúp cơ thể được thanh nhiệt, tiêu độc, giải độc nhanh chóng. Canh rau sâm đất ăn vừa có vị ngọt vừa có vị chua giống như bạn đang ăn rau mồng tơi những không nhớt như rau mồng tơi. Sâm đất không những thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả. Khi bạn gặp trường hợp ăn uống khó tiêu, có thể sử dụng sâm đất vì sâm đất sẽ giúp bạn giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sâm đất được sử dụng giảm ho, hen suyễn, dùng trong trường hợp nam giới bất lực. Với những người dân Nam Bộ, họ sử dụng sâm đất để nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra, ông cha ta cũng sử dụng sâm đất để điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả. Cây sâm đất còn Chữa sốt nóng khát nước, chữa chứng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, chữa tiểu đường, chữa vết thương ghẻ lở, làm liền sẹo(người ta sử dụng lá cây sâm đất nấu nước lá để uống, cành và rễ cây sâm đất nấu nước tắm cho người ghẻ lỡ và kể cả người bị phong), có hiệu quả điều trị bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Như vậy, cây sâm đất không chỉ đơn thuần có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt cơ thể mà mang nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Toàn cây sâm đất đều có thể dùng làm vị thuốc, bao gồm cả lá, thân và củ nhưng phần củ vẫn là thông dụng nhất. Lá và thân cây sâm đất có thể thu hái quanh năm nhưng với phần rễ thì thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa thu.