Bao gồm 1 tay L chỉnh cò + 1 tròng 9 cổ dài Dung để canh chỉnh Supap Khi vận hành xe mà có có tiếng kêu lách cách ở phía đầu động cơ, xe khó nổ, động cơ yếu hơn bình thường… là lúc phải kiểm tra và điều chỉnh xú-páp. Động cơ xe của bạn đang có vấn đề Thường thì sau 4.000-10.000 km nên kiểm tra và chỉnh lại một lần là chuẩn nhất.
Đa số mọi người đều đem ra tiệm canh. Hôm nay mình ẽ chỉ các bạn canh cò và xú pắp xe máy tại nhà mà không cần phải ra tiệm để canh.
Bộ chỉnh cò 1 Nên chỉnh khe hở lúc động cơ nguội.
- Nếu khe hở trên quá bé, động cơ sẽ mất sức ép lúc nóng và xú-páp nở dài về phía buồng nổ làm cho lợi và bệ xú-páp không còn đóng kín nữa.
- Ngược lại nếu khe hở xú-páp lớn hơn quy định sẽ gây kêu to khi động cơ vận hành, đầu cò và đuôi xú-páp nhanh hỏng do va đập, động cơ khó nổ vì sai lệch điểm mở của các xú-páp.
1. Chỉnh khe hở xú-páp
Tháo nắp đậy xú-páp, ấn ngón tay vào cò mổ, quay vô lăng đúng chiều cho xú-páp thoát mở tối đa, dùng vít dẹp và giữa cò mổ và đuôi xú-páp, xoay vít chỉnh ở cò mổ vào hoặc ra đến khi lá kim loại vừa rít ( không lỏng quá hoặc chặt quá ), giữ cố định vít chỉnh, siết ốc khóa.
Bộ chỉnh cò 2 - Bạn nên mua một bộ lưỡi canh xú páp nên canh lúc máy thật nguội. Canh bằng tay ko chính xác, phải mở tới mở lui dễ bị xì nhớt.
Bộ chỉnh cò 3
Quay vô lăng đúng chiều cho xú-páp hút mở ra rồi đóng kín lại ( Cò mổ xuống là xú-páp mở, lên là đóng ). Sau khi xú-páp hút vừa đóng kín, quay vô lăng thêm nửa vòng cho chữ “ T ” đúng vào dấu cố định ở các-te. Lúc này động cơ đang ở cuối thì ép, đầu thì nổ.
2. Chỉnh cò
Phải mở được 2 con ốc bên qua lăng, 1 con bên hông, 1 con ở trên.
Dùng tube 17 chọt vào xoay cho qua lăng tới điểm T, vạch chữ T và vạch trên bloc máy khớp nhau.
Bộ chỉnh cò 4 Khi đó 2 cò đang nằm ở vị trí cao nhất, không bị xú páp đội ngược nên sẽ có độ hở
Bạn lắc ngang cò xem có bị rơ hay không. Dùng khóa 10 mở con tán khóa ốc siết cò ra, dùng tay vặn con ốc cò xuống cho vừa khít với xú páp, sau đó dùng kềm giữ chặt ốc cò và siết chặt con tán khóa cò lại.
Bộ chỉnh cò 5 - Điểm T : có 2 vị trí là “ Cuối kỳxả ” và “ Cuối kỳ nén ”. Chỉ có vị trí “ Cuối kỳ nén ” mới chỉnh khoảng hở xupap chính xác.
- Đội xú pap : Phải dùng tay để xiết ốc cò sát vào đuôi xupap. Nếu dùng cờ lê xiết, thì xupap lúc nào cũng bị cò đội nên buồng đốt sẽ bị mất hơi.