Combo : Chẳng Cần Ngồi Yên Vẫn Có Thể Thiền + Thiền Trong Từng Phút Giây
------------
Mọi người thường nói: “Tôi rất muốn thực hành chánh niệm nhưng lại quá bận rộn. Vậy nên, tôi chẳng có thời gian để thực hành.” Hầu hết mọi người đều nghĩ chánh niệm giống những việc như đi làm, nuôi dạy con cái và chăm sóc nhà cửa mà họ phải hoàn thành mỗi ngày. Thực ra, việc biến chánh niệm thành một phần trong đời sống lại giống trò nối những dấu chấm hay vẽ tranh bằng số. Bạn có nhớ những bức tranh mà mỗi vùng trên đó được đánh số chỉ ra màu sắc bạn phải tô lên không? Khi bạn tô các vùng ấy bằng màu xám, rồi màu xanh lá và màu xanh da trời, thì một bức tranh đẹp sẽ dần hiện ra.
Thực hành chánh niệm cũng giống như vậy. Bạn bắt đầu với một góc nhỏ trong cuộc sống của mình, ví dụ, cách bạn trả lời điện thoại. Mỗi lần điện thoại đổ chuông, bạn dừng lại và thực hành ba hơi thở thật chậm, thật dài, sau đó thì nhấc máy. Bạn hãy làm điều này trong vòng một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi nó trở thành một thói quen. Sau đó bạn lại thực hành thêm một loại chánh niệm khác, như chánh niệm trong khi ăn chẳng hạn. Khi loại chánh niệm này trở thành một phần trong đời sống của bạn, thì bạn có thể thực hành thêm loại chánh niệm khác. Dần dần, bạn hiện hữu ở hiện tại và tỉnh giác trong nhiều giây phút hơn. Trải nghiệm dễ chịu về cuộc đời sống trong tỉnh giác bắt đầu xuất hiện.
Những bài tập trong cuốn sách này chỉ ra nhiều khoảng trống khác nhau trong đời sống mà bạn có thể bắt đầu lấp kín bằng những gam màu ấm áp của thực hành chánh niệm khơi mở từ trái tim.
Chánh niệm là gì và tại sao chánh niệm lại quan trọng?
Trong những năm gần đây, mối quan tâm tới chánh niệm tăng lên rất nhiều trong giới nghiên cứu, các nhà tâm lý học, các nhà vật lý học, các nhà giáo dục học và trong đời sống công chúng nói chung. Chánh niệm là chủ định tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn và bên trong bạn – trong thân, tâm và trí của bạn. Chánh niệm là nhận biết mà không chỉ trích hay phán xét. Có lúc chúng ta có chánh niệm và có lúc thì không. Một ví dụ cụ thể là việc chú ý vào đôi tay trên vô lăng khi bạn đang lái xe. Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn học lái xe, chiếc xe đã rung lắc và lăn bánh vào con đường khi đôi tay của bạn vụng về xoay vô lăng ngược xuôi, điều chỉnh đi điều chỉnh lại. Bạn hoàn toàn tỉnh thức, hoàn toàn tập trung vào đôi tay khi lái xe. Sau một thời gian, đôi tay của bạn đã học được cách nắm vô lăng thuần thục, có thể điều khiển xe tự động và tinh tế. Bạn có thể điều khiển chiếc xe chuyển động nhẹ nhàng về phía trước mà không cần phải quá tập trung vào đôi tay. Bạn có thể vừa lái xe, vừa nói chuyện, vừa ăn và vừa nghe radio cùng một lúc. Từ đó phát khởi kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều có, kinh nghiệm lái xe ở chế độ tự động.
Có rất nhiều lợi ích trong thực hành chánh niệm. Nghiên cứu về hạnh phúc do Kirk Warren Brown và Richard M. Ryan tại trường Đại học Rochester thực hiện cho thấy rằng “những người đạt được mức độ chánh niệm cao là hình mẫu về sức khỏe tinh thần tích cực và mạnh mẽ”. Chánh niệm giúp giảm những cơn đau trong tâm, trí và cả thân. Nhưng đừng tin lời tôi chỉ vì tôi nói như vậy. Hãy thử các bài tập trong cuốn sách này khoảng một năm và tìm hiểu xem chúng thay đổi cuộc sống của chính bạn như thế nào.
Trích dẫn sách:
“Tôi là một giáo viên dạy thiền định và sống tại một tu viện thiền ở Oregon. Tôi cũng là một bác sĩ nhi khoa, một người vợ, một người mẹ và một người bà, vì thế tôi hiểu rõ cuộc sống hằng ngày có thể trở nên căng thẳng và khó khăn tới mức nào. Tôi đã thiết kế những bài tập này để giúp bản thân tỉnh thức, hạnh phúc và thư giãn nhiều hơn trong cuộc sống bận rộn. Tôi trao tặng bộ bài tập này cho bất cứ ai muốn trở nên hiện hữu trọn vẹn và tận hưởng từng khoảnh khắc bé nhỏ trong cuộc đời họ. Bạn không cần phải dành cả tháng trời để nhập thất thiền định hoặc chuyển đến một tu viện để phục hồi lại sự an tĩnh và cân bằng cho cuộc sống của mình. Những điều đó đã luôn có sẵn cho bạn. Từng chút từng chút một, thực hành chánh niệm mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được sự mãn nguyện và trọn vẹn trong chính cuộc sống mà bạn đang trải qua.
Trong nhiều năm qua, tôi đã tìm thấy một phương pháp đáng tin cậy giúp làm dịu những nỗi buồn phiền, bất an và khiến chúng không tái diễn. Tôi đã kê đơn phương pháp này cho chính bản thân tôi cũng như nhiều người khác nữa, và thu được những kết quả tuyệt vời. Phương pháp đó chính là thực hành chánh niệm thường xuyên.
Phần lớn những thất vọng của chúng ta về cuộc sống sẽ biến mất, thay vào đó, nhiều niềm vui bình dị sẽ xuất hiện, nếu chúng ta có thể học cách nhìn nhận hiện tại như chúng là. Bạn đã từng trải qua những phút giây tỉnh thức trong chánh niệm. Mỗi người trong chúng ta đều có thể nhớ lại ít nhất một lần bản thân hoàn toàn tỉnh thức, và mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng, sống động. Chúng ta gọi đây là những giây phút đỉnh cao. Chúng có thể xuất hiện khi chúng ta trải qua điều gì đó thực sự tuyệt đẹp hoặc đau khổ, ví dụ như một đứa trẻ ra đời hay một người ta yêu thương qua đời. Chúng cũng có thể xảy ra khi xe của chúng ta trên đà trượt dốc. Thời gian chậm lại khi chúng ta quan sát xem tai nạn có xảy ra hay không. Nhưng không hẳn lúc nào cũng phải đầy kịch tính như thế. Trải nghiệm đó có thể xảy ra trên con đường đi bộ bình thường, khi chúng ta rẽ vào một góc phố, và rồi mọi thứ vụt sáng trong một khoảnh khắc.
Những giây phút đỉnh cao chính là những lần chúng ta hoàn toàn tỉnh thức. Cuộc sống và tỉnhthức trong ta không bị tách rời, là một. Vào những lần như vậy, giữa ta và mọi thứ khác không còn khoảng cách, khổ đau tiêu biến. Chúng ta cảm thấy được thỏa mãn. Thực tế thì chúng ta vượt ra khỏi cảm giác thỏa mãn và bất mãn. Chúng ta hiện hữu. Chúng ta là sự hiện hữu. Chúng ta nếm vị tuyệt vời của cuộc đời mà Đức Phật gọi là cuộc đời giác ngộ. Những khoảnh khắc thế này cũng hiển nhiên sẽ phai mờ đi, rồi chúng ta lại bị tách biệt và trở nên gắt gỏng. Chúng ta không thể ép buộc những khoảnh khắc đỉnh cao hay sự giác ngộ xuất hiện.
Tuy nhiên, các công cụ của chánh niệm có thể giúp chúng ta khép lại những khoảng trống tạo ra nỗi bất hạnh. Chánh niệm hợp nhất tâm, thân và trí của ta, đưa cả ba vào chánh niệm miên mật. Vì thế, khi bản thể được hợp nhất, rào cản giữa “tôi” và “những thứ khác” trở nên ngày càng ngắn lại cho đến khi tự biến mất trong một khoảnh khắc!
Dưới đây là một vài lợi ích của chánh niệm mà tôi đã tìm ra:
Thật may mắn khi chúng ta có thể học cách thực hiện khéo léo các công việc. Thật không may khi chính kỹ năng này lại có thể khiến chúng ta thực hiện các công việc ấy một cách vô thức. Thật không may bởi vì khi chúng ta rơi vào trạng thái vô thức, chúng ta bỏ lỡ phần lớn mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình. Khi chúng ta “thoát ra”, tâm thức có xu hướng phiêu du đến một trong ba nơi: quá khứ, tương lai, và thế giới tưởng tượng. Cả ba nơi đó đều hiện hữu trong trí tưởng tượng của chúng ta. Tại nơi này, nơi chúng ta đang ở, nơi chốn duy nhất, và tại thời điểm này, thời điểm chúng ta đang ở, thời điểm duy nhất, chúng ta mới thực sự đang sống.
Năng lực trí tuệ của loài người cho phép ta hồi tưởng về quá khứ thật là một món quà độc đáo.
Năng lực ấy giúp chúng ta học được từ những sai lầm của mình và thay đổi định hướng sống không lành mạnh. Tuy nhiên, khi tâm thức tua lại những gì đã xảy ra, nó thường bắt đầu ngẫm nghĩ không dứt về những sai lầm của chúng ta trong quá khứ. “Giá mà tôi đã nói thế nà thì cô ấy sẽ nói thế nà” Thật không may, tâm thức dường như nghĩ rằng chúng ta thật ngu ngốc. Nó hồi tưởng lại những sai lầm đã qua của chúng ta hết lần này đến lần khác, liên tục trách móc và chỉ trích chúng ta. Chúng ta sẽ không bỏ tiền ra thuê và xem cùng một bộ phim tang thương đến 250 lần, nhưng đôi khi chúng ta để mặc cho tâm thức của mình tua lại những ký ức xấu vô số lần, mỗi lần đều trải qua những cơn khủng hoảng và sự hổ thẹn giống nhau. Chúng ta sẽ không nhắc nhở một đứa trẻ tới 250 lần vì một lỗi lầm nhỏ nó mắc phải, nhưng đôi khi chúng ta cho phép tâm thức mình tiếp tục hồi tưởng quá khứ và khơi lên cảm giác giận dữ cũng như hổ thẹn trong tâm hồn. Dường như tâm thức lo sợ rằng, chúng ta sẽ lại phán xét sai lầm, lặp lại sự vô minh hay vô ý thức một lần nữa. Nó không tin rằng thực sự chúng ta đủ thông minh để học hỏi từ lỗi lầm và không tái phạm.”
Thiền Trong Từng Phút Giây
Tôi đã rất cẩn trọng và suy nghĩ rất kỹ khi đã trót nhận lời thầy Nguyễn Mạnh Hùng để viết lời tựa cho cuốn sách mà thầy xuất bản với tên gọi “Thiền trong từng phút giây” do tôi biết là câu chữ của mình rất khó có thể mô tả chính xác những gì thầy muốn truyền tải cho bạn đọc vì sự “chính xác” nhất là để nguyên toàn bộ 50 phần viết của thầy về 50 ngày Thiền “miên mật” này. Hơn nữa bản thân tôi cũng chỉ là một học trò đang sưu tầm Văn - Tư - Tu từ thầy và các bạn đồng môn khác. Trước khi mạn phép đưa ra vài nhận xét về cuốn sách của thầy, tôi xin quý độc giả cho phép dùng từ “tôi” coi như một pháp chế định để gọi và dùng một số ngôn từ “đời thường” để cho độc giả dễ hình dung vì trong lúc này tôi cũng chỉ đang đọc, trạch pháp và tổng kết theo lộ trình tâm sinh diệt vô thường, vô ngã như vốn nó có như vậy và mọi ngôn từ cũng chỉ là pháp chế định tạm thời!
Cuốn sách gồm 50 phần tương ứng với 50 ngày tham gia khóa thiền “Bát Chánh Đạo” của thầy cùng một số bạn đồng môn. Đây là khóa thiền đặc biệt nhất mà tôi được biết và liên tục theo dõi vì ngày nào thầy cũng đưa 1 bài viết lên Facebook cá nhân chia sẻ về những gì thầy TRẢI NGHIỆM trong quá trình hành thiền. Sự đặc biệt nằm ở chỗ: Thứ nhất là rất hiếm có một khóa thiền nào diễn ra tận 50 ngày và thứ 2 là trải nghiệm của thầy không phải ngồi im để thiền 50 ngày này mà pháp hành “Thiền” của thầy diễn ra đan xen giữa những ngày thiền miên mật (từ 3h sáng tới 9h đêm với hơn 10 thời thiền, mỗi thời 1-2 tiếng liên tục không nghỉ) với những ngày thầy đi công tác nước ngoài hay ra chiến trường kinh doanh với những cảm thọ tuy “đời thường” nhưng lại là “khốc liệt nhất”. Đối với tôi, việc thực hành chánh niệm liên tục trong các thời thiền miên mật đã không hề dễ dàng với đại đa số “dân thiền” chuyên nghiệp, kể cả nhà tu hành. Chánh niệm lại càng thêm khó khăn bội phần khi chúng ta tiếp xúc với các ngoại cảnh cuộc sống phát sinh các cảm thọ nổi trội rất dễ dẫn tới các thất niệm làm mất sạch công phu thiền bao lâu. Sự thú vị của 50 ngày trải nghiệm “Thiền trong từng phút giây” chính xác nằm ở chỗ đó và đấy mới chính là thứ mà các thiền sinh cần nhất, một mối liên kết giữa Ẩn niệm (Chánh niệm khi thiền tọa miên mật ẩn cư) đến Hiện niệm (Chánh niệm trong cuộc sống hiện tại) cần được duy trì một cách xuyên suốt. Với 50 bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những kinh nghiệm giữ gìn chánh niệm liên tục của thầy qua các câu chuyện trải nghiệm
thực tế với rất nhiều đổi cảnh tiêu biểu đã, đang và sẽ diễn tiến trong cuộc đời của bất cứ ai, nhất là những doanh nhân cư sĩ như thầy. Tất nhiên, đến với cuốn sách, nhiều thiền sinh khao khát được đọc các mô tả về các giai đoạn chứng ngộ thiền từ bậc sơ khởi đến các trạng thái giác ngộ sâu xa. Các bạn sẽ không phải thất vọng vì ngay những phần đầu tiên thầy đã chia sẻ các kinh nghiệm này và xuyên suốt 50 phần của cuốn sách các trạng thái chứng ngộ cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Đây cũng là một tài liệu vô cùng quý giá mà theo đánh giá cá nhân của tôi thì từ trước tới nay chưa có một ai hay tài liệu nào ghi chép tỉ mỉ rõ ràng về kinh nghiệm hành thiền và các trải nghiệm rõ ràng mạch lạc từ thấp tới cao như cuốn sách này của thầy. Sự thú vị tiếp nối khi chúng ta thấy các ghi chép của thầy không chỉ đề cập về các trạng thái chứng ngộ khác nhau về Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ khi thực hành chánh niệm mà thầy còn trích dẫn chính xác các đoạn Kinh điển của Nikaya (Đại Tạng Kinh Nguyên Thủy) một cách khéo léo và đúng lúc làm cho người hành thiền dễ dàng hiểu sâu hơn về Pháp học Văn tuệ và thậm chí rút ngắn đi khá nhiều con đường tu tập nếu tự mình đọc Kinh điển và tự thực hành. Là một người có rất nhiều năm kinh nghiệm tu tập các tông phái thiền từ nhiều Thiền sư nổi tiếng, là một nhà khoa học, và cũng là người điều hành một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực lan toả tri thức thế giới đến với gần 100 triệu độc giả Việt Nam (Thái Hà Books), các bài viết của thầy Nguyễn Mạnh Hùng vừa toát ra hương vị thiền từ một lộ trình trải nghiệm thân chứng thực thụ, nhưng lại vô cùng logic khoa học và chính xác những gì thầy muốn dùng ngôn từ để truyền đạt. Cuốn sách “Thiền trong từng phút giây” sẽ vô cùng hữu ích cho những người tu thiền các trình độ khác nhau tra cứu các giai đoạn chứng ngộ của mình trong quá trình tu tập. Đây thực sự là một cuốn sách vô cùng quý báu cho chính tôi cũng như các đồng đạo làm cẩm nang gối đầu giường để dẫn chúng ta đi theo Thầy trên con đường Chánh niệm và tiến tới Đạo quả giải thoát cuối cùng như Đức Phật đã trải qua từ 2600 năm trước.
Tuấn Hà – Hà Bồ Đề
CEO Công ty Kết nối
Truyền thông Việt Nam – Vinalink
Trích đoạn sách:
“Tôi muốn chia sẻ tiếp khi tôi đến cơ quan để làm việc. Đây là quãng thời gian rất dễ thất niệm nhất. Các tà niệm có thể xuất hiện nhiều nhất. Vậy nên tôi lưu ý mình “Tích cực chú tâm các cảm giác”. Nhất là các cảm giác trên thân. Kinh nghiệm chỉ ra rằng không nên làm việc với tâm mong cầu. Làm việc chỉ là làm việc. Làm việc hết mình theo đúng tinh thần tôi hay chia sẻ với các học trò của mình “Làm hết mình, chơi nhiệt tình.” Không bắt mình, ép mình đạt kết quả cho bằng được, bằng mọi giá. Và thế là tôi làm việc hoàn toàn thư giãn trong bình an. Tôi làm việc thật thản nhiên. Tôi không thích mà cũng không chán ghét. Phải nói thật rằng đôi khi tâm tham khởi lên, thế là tôi nhắc tâm “Các Dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều mà nguy hiểm càng nhiều hơn”. Cứ thế tôi nhận biết sự nguy hiểm, sự ràng buộc, và nếu không dừng lại là khổ xuất hiện ngay. Thế là buô buô buông. Khi có thiền và thực hành thiền, có một điểm rất đặc biệt là tôi làm việc rất tập trung. Vậy nên kết quả thường là cao hơn rất nhiều so với lúc trước khi biết đến thiền. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy hiệu quả làm việc tăng lên từ 30 đến 300%. Thật vi diệu nhé! Vì chưa hoàn toàn Chánh niệm tỉnh giác 100% cả ngày nên đôi khi vẫn có suy nghĩ lung tung. Lúc đó tôi ghi nhận tâm. Chỉ ghi nhận thôi. Và thế là tâm phóng dật tự nhiên biến mất. Rất thú vị và vi diệu. Khó nhất của thiền khi làm việc là lúc tôi giảng bài, thuyết trình hay nói chuyện. Công việc của tôi là giảng dạy, là kinh doanh, là diễn giả nên nói là dĩ nhiên. Tôi có một bảo bối là một quả thông nhỏ hơi gai gai, không nhớ là nhặt ở Đà Lạt hay Sa Pa nữa. Tôi luôn mang theo người. Khi giảng, nói chuyện, thuyết trình, tôi nắm trong tay. Nắm hơi chặt. Thế là có cảm giác nổi trội. Thế là không quên thân. Thế là vẫn chánh niệm tỉnh giác khi giảng bài nhé.
Khi giảng bài và giao lưu, tôi luôn nhắc mình ghi nhận các loại cảm giác âm thanh nghe thấy và cảm giác hình ảnh những người đang đối diện với mình. Tôi lắng nghe và liên tục ghi nhận các cảm giác hình ảnh, âm thanh sinh lên rồi diệt đi. Cứ thế. Liên tục. Có một trải nghiệm là khi gặp những người nói to, nói xấu, nói không có ái ngữ, nói thô tục, là lúc tôi rất dễ bị lôi cuốn và dễ thất niệm nhất. Tôi nhắc tâm liên tục và nắm chặt tay. Tay nắm chặt hơn, mạnh hơn, cảm giác sẽ nổi trội hơn và sự ghi nhận các cảm giác hình ảnh, âm thanh sẽ dễ dàng hơn. Để không bị yêu thích hay chán ghét. Buông dễ. Xả
dễ. Đôi khi tôi dừng lại quán Tâm: Liệu mình có đang thích hay ghét không? Liệu có tâm tìm,cầu, mong muốn không? Liệu có nguy hiểm không? Có xuất ly không? Trong giao tiếp rất dễ có các phán xét và so sánh kiểu ta hơn, ta kém, ta bằng. Rất dễ có các nhận xét. Lúc đó tôi nhớ về Tứ Thánh Đế để nhận rõ nguyên nhân của khổ là do tâm thích, ghét và chấp thủ, và con đường hết khổ là thay đổi tâm thành không còn thích ghét, không còn chấp thủ, tất cả đều thuộc phạm trù tâm chứ không phải nơi thế giới ngoại cảnh. Thế là ngon lành. Cả ngày làm việc có rất nhiều chuyện, giao tiếp nhiều, công việc nhiều, ý thức tà tri kiến nhiều. Bạn biết đấy, đối tượng được nghe, được thấy, được cảm nhận chỉ là CẢM THỌ thì nó lại cho rằng đó là thế giới gồm sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần (như tôi đã chia sẻ trước). Nó cho rằng thế giới đó là thế giới vật chất. Ý thức của ta rất có thể kết luận rằng đó là tướng trạng của thế giới. Thế đấy! Tôi liên tục nhắc tâm rằng những đối tượng tôi nghe, thấy, cảm nhận “Chỉ là CẢM THỌ, là TÂM, chứ không phải CẢNH.” Tôi nhắc mình rằng nếu thực hành chánh niệm về thọ thì tâm biết ý thức chánh tri kiến khởi lên biết rõ “Đối tượng này là thọ. Nó do căn trần tiếp xúc mà phát sinh. Nó vô thường, vô chủ, có vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly.” Một vấn đề nữa là các bạn đồng nghiệp của tôi luôn bàn và nhắc nhau giữ giới. Tất cả cùng rất quan tâm đến Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Khi ở cơ quan hay giao tiếp, nếu có ai đó khen ngợi, tâng bốc thì khả năng cao là ta thích thú. Khi có người ta chê bai, phê phán thì rất dễ ta bực tức, khó chịu. Như vậy là ta bị ràng buộc bởi Tham, Sân, Si và tạo nghiệp. Vậy nên có khổ vui. Thế đấy. Vậy nên tôi nhắc mình về Chánh tri kiến. Bởi nếu Chánh tri kiến xuất hiện thì Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng tự động xuất hiện. Dễ đúng không ạ. Dễ nhưng mà khó vì lúc đó rất có thể Chánh tri kiến không khởi lên do bị Vô minh che lấp. Lúc đó, nhắc mình rằng nếu ai đó khen ngợi thì đó chỉ là cảm giác âm thanh cho nên tâm thích thú không thể khởi lên. Ngược lại, nếu có ai đó chê bai, phê phán thì đó cũng chỉ là cảm giác âm thanh và do vậy thì không thể có tâm chán ghét khởi lên. Thế là ta giải thoát. Thế là tâm ta an nhiên như nhiên. Chúng ta nhắc nhau nhé. Rằng Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là giải thoát. Nếu ta có Chánh kiến thì không phát sinh khổ vui nữa. Cứ vậy tôi làm việc cả ngày ngon lành. Ngon lành và an nhiên đến khi rời cơ quan chuẩn bị lên xe hoặc đi bộ ra bến tàu về nhà. Mà đi bộ từ cơ quan hay nơi giảng, giao lưu ra tàu là quãng đường để đi thiền hành. Thiền hành trong an lạc, thảnh thơi. Có một ý rất quan trọng với tôi là cảm giác nội trội. Điều này rất quan trọng với tôi bởi tôi vẫn đang là một cư sỹ, đang còn đi làm và hàng ngày tiếp xúc, giảng bài, giao tiếp, viết lách, chia sẻ nên hay gặp những cảm giác mạnh, thậm chí các cảm giác khốc liệt. Vậy nên lúc đó, tay tôi hay nắm quả thông nhỏ (như đã kể trên). Cách thứ 2 là nắm chặt bàn tay lại, cho ngón cái vào trong, nắm hơi chặt lại thậm chí cho hơi đau đau một chút để có cảm giác nổi trội. Vậy là không bị các cảm giác mạnh hoặc khốc liệt kia lôi kéo. Cách thứ 3 là siết chặt răng lưỡi. Tôi nhớ lại bài học mẹ tôi dạy hồi nhỏ. Vì nhà nghèo, khó khăn tứ bề, sức khỏe lại không tốt, nên dễ bị bắt nạt. Mẹ dặn tôi “Có chuyện gì xảy ra con cứ cắn chặt răng mà chịu.” Thì ra bảo bối là đây. Cắn chặt răng. Siết chặt răng. Bản chất là để có cảm giác nổi trội mà thôi. Mấy ngày đầu tiên ở Nhật, ra bãi biển, tình cờ thế nào nhặt được một con cá mồi. Người ta làm con cá bằng silicon, đẹp, màu hồng, rất hấp dẫn, trông như thật. Họ mắc vào đó mấy cái lưỡi câu. Họ kéo con cá trên biển theo cước câu và cá to tưởng cá bé nên đuổi theo đớp. Thế là mắc câu. Con cá mồi tôi nhặt được còn mắc 1 lưỡi, 2 lưỡi bị mất. Tôi mang về và cắt lưỡi câu đi. Bây giờ đây là bảo bối của tôi. Tôi cầm theo, đút vào túi, luôn nắm chặt để có cảm giác nổi trội khi giảng bài, diễn thuyết hay làm việc.
Tạm dừng tại đây, ngày mai rảnh tôi sẽ viết tiếp phần 4.”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Sách điện tử Thái Hà |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 4721251084715 |
mèo mốc fahasa nhà sách osho nguyễn duy cần thu giang nguyễn duy cần yêu osho thích nhất hạnh luật tâm thức nhà sách tiki 999 bức thư gửi chính mình 999 bức thư gửi chính mình song ngữ trung việt sách hay sách kỹ năng sống sách untamed sống cuộc đời bạn muốn vãn tình thả trôi phiền muộn hạnh phúc tại tâm hạt giống tâm hồn quẳng gánh lo đi và vui sống 999 lá thư gửi cho chính mình thức tỉnh mục đích sống ngọc sáng trong hoa sen đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim trên đường băng làm một người tài hoa giá trị của sự tử tế khi mọi điểm tựa đều mất sống cuộc đời bạn muốn đúng việc