Combo 2 Cuốn Sách : Đạo Giáo + Đạo Đức Kinh (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Tác Phẩm Kinh Điển Trong Lịch Sử Văn Hóa Nhân Loại)
Đạo Giáo
Đây là lần đầu tiên các bài viết về Đạo giáo của học giả Trần Trọng Kim được tập hợp và xuất bản thành sách, mặc dù đã xuất hiện trên Nam Phong tạp chí năm 1923, đăng bốn kỳ không liên tục. Nay chúng tôi tập hợp và in thành sách vì nhận thấy giá trị của các bài khảo cứu này.
Sách viết về Đạo giáo, nếu tính luôn cả những bản dịch Đạo đức kinh là sách triết lý cơ bản của nó, thì trong vòng 60-70 năm nay đã có khá nhiều, của một số tác giả như Ngô Tất Tố, Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, nhưng phần nhiều chỉ tập trung cho phần triết lý cơ bản theo học thuyết Lão Tử, về vũ trụ quan và nhân sinh quan, liên quan những lý lẽ cao sâu của đạo và đời, như về bản chất-sự cấu tạo-luật tuần hoàn của vũ trụ, về chủ nghĩa vô vi, và từ đó xác định lối sống, phép xử thế, phép dưỡng sinh cho phù hợp.
Cuốn Đạo giáo (Đạo Lão Tử) của Trần Trọng Kim trái lại có đặc điểm khác hơn hẳn. Đó là tính bao quát toàn diện của nó, mặc dù chỉ trong một khuôn khổ tương đối giới hạn, vì tác giả không chỉ trình bày một cách gọn gàng dễ hiểu học thuyết cao siêu của Lão Tử chứa đựng trong khoảng 5.000 chữ của bộ Đạo đức kinh (nội dung của phần I), mà còn tóm thuật được tư tưởng của các nhà thừa kế xuất sắc tiêu biểu nhất của phái Đạo gia như Liệt Tử, Trang Tử (nội dung của phần II), và đặc biệt hơn cả là còn cho biết tương đối đầy đủ những biến thể suy đồi của Đạo giáo đời sau dưới hình thức đạo thần tiên/tu tiên chủ yếu nhắm vào mục đích trường sinh bất lão của giới đạo sĩ từ thời Tần Hán trở đi (nội dung của phần III và IV), kể cả những ảnh hưởng xấu của nó đến đời sống thực tế của dân gian người Việt chúng ta.
Đạo giáo của Trần Trọng Kim, mặc dù đã được viết ra từ gần một thế kỷ, đến nay vẫn chưa mất tính thời sự của nó, và việc xuất bản sách lần này chắc chắn sẽ mang lại nhiều tác dụng bổ ích, đặc biệt trong điều kiện các hiện tượng đồng bóng, cầu cúng, mê tín dị đoan tại nước ta đang có chiều hướng ngày một gia tăng.
Đây là tài liệu hữu ích để tìm hiểu về Đạo giáo, vốn từ lâu được coi như một trong ba yếu tố (tam giáo: Nho, Phật, Đạo) quan trọng góp phần hình thành nên diện mạo của nền văn hóa Việt.
Với lần xuất bản này, cuốn sách đã được biên tập công phu kỹ lưỡng, bằng cách thêm vào những đoạn chú thích từ ngữ ở cuối trang, giúp các bạn trẻ chưa quen với một số từ ngữ cũ có thể vượt qua trở ngại để đọc hiểu dễ dàng.
Đạo Đức Kinh
Đạo đức kinh là một trong những tác phẩm cổ điển quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại. Đạo đức kinh tương truyền do Lão Tử biên soạn dưới thời Xuân thu - Chiến quốc.
Từ lâu, tác phẩm đã không còn là một tác phẩm xa lạ với độc giả thế giới. Trong hàng ngàn năm qua, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu, viết sách bình luận về quyển sách nhỏ này. Hiện nay đã có hơn 60 bản dịch Anh ngữ, hơn 50 bản dịch Pháp ngữ và nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có đến 4, 5 bản dịch Việt ngữ. Tuy nhiên, phần lớn độc giả không đọc thẳng vào văn bản mà chỉ đọc lời bàn của các dịch giả. Có lẽ vì thế nên nhiều người hiểu sai về Đạo đức kinh.
Đạo đức kinh là một thi phẩm với các câu thơ ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu để tạo hứng thú cho người đọc. Quyển sách bao gồm 81 chương được chia thành hai phần chính là: Đạo kinh và Đức kinh. Nội dung cuốn sách xoay quanh cách vấn đề triết học phương Đông như "Đạo", "Đức", "Vô vi" và "Phản phục".
Tác phẩm chứa đựng những kinh nghiệm của cổ nhân mà người đọc đã quen thuộc qua những câu thành ngữ, tục ngữ thường ngày. Độc giả sẽ tìm lại được phần cơ sở tư tưởng mà họ từng được học qua thơ văn, sách vở Việt Nam và Trung Hoa một cách sâu sắc nhất.
Tư tưởng Đạo đức kinh thật đơn giản nhưng thâm sâu vi tế. Vì thế, người xưa thường dùng cụm từ “ngoại vương nội thánh” để kết luận về nội dung của Đạo đức kinh: Đó là cái học của vương hầu, quân tử khi ra ngoài và cũng là cái học của bậc thánh nhân khi lui về.
Phiên bản Đạo đức kinh này được trình bày bằng 3 thứ tiếng : Hán, Việt, Anh; dịch dựa trên văn bản cổ nhất hiện nay được khai quật vào cuối năm 1973, trong ngôi cổ mộ của viên thái thú Trường Sa thời nhà Hán được chôn vào ngày năm 168 TCN ở thôn Mã Vương Đôi, Hà Nam, Trung Quốc.
Minh họa trên bìa sách sử dụng trích đoạn của bức Sơn kính xuân hành (山径春行图) do Mã Viễn (1160-1225) thực hiện. Bức họa miêu tả một văn nhân tự nhiên tự đắc chậm rãi bước trên đường núi mùa xuân. Xung quanh là cảnh vật sinh động tràn đầy sức sống. Chim hót hoa nở, xuân ý dào dạt, nhưng cũng vô cùng thanh thản điềm tĩnh. Con người và thiên nhiên hòa trộn vào nhau.
+Dịch giả Vũ Thế Ngọc chia sẻ :
« Đạo đức kinh phải là cuốn sách gối đầu giường của các nhà lãnh đạo mọi cấp, mọi ngành. Nếu thấm nhuần tư tưởng của Đạo đức kinh, người lãnh đạo quốc gia hay công ty, doanh nghiệp sẽ hiểu mình, hiểu người, thoải mái và yêu đời hơn. Tri thức nội tại của Đạo đức kinh sẽ giúp họ nhìn rõ bản sắc của nền văn hóa truyền thống trước trào lưu Tây phương hóa. Vì thế, họ sẽ nhìn nhận sự việc rõ ràng hơn, làm được nhiều điều ơn ích hơn nữa. Và quan trọng nhất là đối trị được căn bệnh trầm kha của thời đại: vong bản và tha hóa. »
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 8161146705951 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng