Sisu – hình thức vượt khó và kiên cường đối mặt với nghịch cảnh độc nhất vô nhị của người Phần Lan.
Trong Đi tìm Sisu, tác giả Katja Pantzar viết về những trải nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình tìm kiếm sisu của chính mình. Sisu là triết lý của người Phần Lan, nhấn mạnh vào đức tính kiên cường và khả năng vượt qua nghịch cảnh. Trong sách, tác giả giới thiệu và đưa ra lời khuyên cá nhân về một số hoạt động giúp rèn luyện sisu đồng thời cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần:
* Vận động: Đi bộ, đạp xe và bơi lội hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe và xua tan bệnh tật.
* Liệu pháp thiên nhiên: Không gì thay thế được việc thường xuyên hòa mình vào thiên nhiên.
* Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống kiểu Bắc Âu giúp học cách nuôi dưỡng cơ thể, trí óc và tâm hồn.
*Chủ nghĩa tối giản: Lối sống tối giản kiểu Bắc Âu giúp tiết kiệm chi phí và chú ý hơn đến mức độ hữu dụng của các vật dụng hằng ngày.
Người Phần Lan coi lòng dũng cảm, sự gan dạ và quyết tâm như một đức tính quốc gia. Đi tìm Sisu mang đến những phương pháp đơn giản giúp mọi người áp dụng triết lý sisu vào cuộc sống hằng ngày, khám phá sức mạnh tiềm ẩn của bản thân để tồn tại và phát triển qua những giai đoạn khó khăn nhất.
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN
“… chỉ đến tận khi chuyển lên phía bắc, tôi mới thực sự học được cách đơn giản hóa lối sống của mình và chuyển sự tập trung từ điểm yếu sang điểm mạnh, đồng thời tìm thấy cảm thức sisu của chính mình.”
“Ngạc nhiên thay, bơi mùa đông hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi khi tôi cuối cùng cũng thử làm vài năm sau đó. Bằng việc từ từ mang đến một phương thuốc tự nhiên cho những cơn trầm cảm thấu xương mà tôi phải chịu đựng từ nhỏ, những cú đắm mình vào nước lạnh, cùng các yếu tố khác của lối sống kiểu Bắc Âu đã giúp tôi tìm được sisu, một hình thức vượt khó và kiên cường đối mặt với nghịch cảnh theo kiểu Phần Lan độc nhất vô nhị, của chính mình. Sự can đảm đặc biệt này trang bị cho tôi các công cụ nhằm xoay chuyển bản thân sang trạng thái an lạc và tạo ra một lối sống cuối cùng cũng cho phép tôi lần đầu tiên chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.”
“Ngay lúc tôi đắm mình xuống nước, một cú sốc lạnh khoảng 1°C ập đến tôi. Thoạt đầu, tôi cảm thấy như có hàng trăm chiếc đinh ghim và kim nhọn đang đâm vào cơ thể.
Những cú châm chích nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác hưng phấn: “Tôi còn sống!””
“Bất kể sống ở đâu hay làm gì, chúng ta đều phải đối mặt với những trở ngại và thử thách hằng ngày, và đều có thể được lợi từ một chút can đảm và nghị lực.”
“Việc đạp xe nhanh chóng hấp dẫn tôi. Đó quả thực là một hình thức đi lại hữu dụng giúp tôi tập thể dục hằng ngày mà không cần phải cố đến phòng tập sau một ngày làm việc dài.”
“Nhưng ấn tượng đầu tiên của tôi là, đối với rất nhiều người, luyện tập cải thiện thể trạng gần như tương đồng với các lựa chọn đơn giản và hợp lý như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội – những thứ mà ai cũng tiếp cận được, và có thể trở thành một phần tự nhiên, gần như ngẫu nhiên của lịch sinh hoạt trong ngày, chứ không phải là một hoạt động bắt buộc thêm vào.”
“Điều cơ bản của mọi khía cạnh trong việc tôi dần chìm đắm vào lối sống Bắc Âu – phải thú nhận là tôi đã mất một thời gian để điều chỉnh và hoàn toàn trân trọng điều này (“Khoan đã, chúng ta sắp có một ngày xây dựng đội nhóm ngoài trời trong công viên ư? Nhưng tuyết đang rơi mà!”) – là sức mạnh ý chí độc nhất vô nhị kiểu Phần Lan, một quyết tâm không từ bỏ hay chọn cách thức dễ dàng. Nghĩa là, có thật nhiều sisu.”
“Mãi sau này tôi mới hiểu rằng quyết định đó xuất phát từ tính thực tế kiểu Bắc Âu phủ thêm chút kiên quyết lành mạnh. Sau vài giờ trong văn phòng, còn gì tốt hơn việc bớt chút thời gian tập thể dục và hít thở không khí trong lành? Đấy là chưa nói đến những lợi ích môi trường khi bớt đi một chiếc xe hơi trên đường. Và đôi khi, lựa chọn đạp xe trên thực tế có thể sẽ nhanh hơn, nếu là chạy dọc theo làn đường thông thoáng dành cho xe đạp thay cho việc ngồi trong xe hơi suốt giờ cao điểm.”
“Tôi tin rằng việc đánh thức khả năng vượt khó và sức chịu đựng tiềm ẩn mà tôi từng không hề biết đến – bằng cách nỗ lực bơi nước lạnh mỗi sáng hay đạp xe bất kể thời tiết – là căn bản để tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất của tôi. Nó giúp tôi tránh xa “tâm lý bất lực tập nhiễm” – một thái độ khiến tôi nghĩ rằng mình chẳng làm được gì ngoài việc chấp nhận bản thân là một người trầm cảm bơ phờ, kẻ đôi khi gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào buổi sáng – và quyết tâm dậy sớm để nhúng mình xuống nước trước khi ngày mới bắt đầu.”
“Điều khiến tôi ấn tượng là phòng tắm hơi cũng là một công cụ tạo ra sự bình đẳng tuyệt vời. Nếu từ nhỏ tới lớn bạn đã nhìn thấy mọi người khỏa thân thì khỏa thân không phải là vấn đề lớn. Bạn cũng lớn lên với hiểu biết rằng cơ thể có đủ kích cỡ và hình dạng. Đó là điều bình thường và tự nhiên, chứ không phải những hình ảnh cách điệu của cơ thể “hoàn hảo” như trên mạng xã hội hay các tờ tạp chí hào nhoáng.”
“Nhiều yếu tố tích cực của lối sống Bắc Âu mà tôi đã khám phá mang đến khởi đầu lý tưởng cho một cuộc sống dễ dàng, lành mạnh, bền vững và cân bằng hơn, một cuộc sống gần gũi với tự nhiên.”
“Khi mọi người nói về sisu và cố miêu tả nó, họ chỉ vào bụng của mình, như thế nó thật sự ở trong đó theo nghĩa đen vậy – mà không chỉ vào trái tim hay bộ óc.”
“Đắm chìm trong một nền văn hóa vượt khó đã giúp tôi biến chuyển từ kiểu người thụ động, thận trọng và sợ-thử-những-điều-mới-mẻ thành một người bước ra ngoài thế giới và chấp nhận rủi ro.”
“Đột nhiên tất cả những phần bị tê cóng trên cơ thể tôi vừa mới đây còn ngập chìm trong nước giờ bắt đầu râm ran. Rồi cơn tê buốt không còn nữa, thay vào đó là một cảm giác ấm nóng. Cảm giác như thể tôi vừa được mát xa hay vừa làm một viên giảm đau liều cao có tác dụng tức thì.”
“Ngâm mình trong nước lạnh cũng chính là phương thuốc xua tan nhiều hội chứng khác như mệt mỏi, căng thẳng, căng cơ và cổ.”
“Ở đất nước 5,5 triệu dân này, ước tính có khoảng 3,3 triệu phòng tắm hơi.”
“Một cậu bé sẽ đến phòng tắm dành cho phụ nữ để tắm hơi cùng mẹ và nhìn thấy các phụ nữ già trẻ khỏa thân. Như vậy, từ khi còn nhỏ, bọn trẻ biết rằng con trai và con gái có những bộ phận cơ thể khác nhau và đó hoàn toàn không phải là vấn đề lớn.”
“Phòng tắm hơi là một công cụ xã hội tuyệt vời, … Khi mọi người cởi bỏ quần áo, nhiều thứ thay đổi.”
“Với tôi, những dấu ấn không thể xóa nhòa đến từ những trải nghiệm đích thực tôi có ở đó; họ bắt đầu đưa tôi trở lại con đường hướng về thế giới tự nhiên.”
“Khi lên đến đỉnh cao 546 m ngập nắng ngay sau chín giờ tối, tôi cùng mọi người đi khám phá các núi đá và chiêm ngưỡng những khung cảnh không bị che khuất trải dài muôn phương.
Khi đứng trên đỉnh đó, tôi cảm thấy như thể, theo nghĩa đen, mình đang ở trên đỉnh thế giới, lơ lửng trong một thời khắc vô tư lự.”
“Một câu chuyện thường được kể trong thần thoại Phần Lan rằng Cực quang, hay revontulet – có nghĩa “lửa của cáo” trong tiếng Phần Lan – được tạo ra khi một con cáo Bắc Cực chạy qua những ngọn núi và dùng lông cọ xát để tạo ra những tia lửa bắn lên bầu trời.
Chiêm ngưỡng Bắc Cực quang thắp lên trong tôi một nhận thức, sự trân trọng và lòng biết ơn dâng trào đối với tự nhiên.”
“Ăn uống thoải mái có nghĩa là bổ sung thực phẩm tốt chứ không phải là tập trung giảm thiểu thực phẩm xấu.”
“Không chỉ hệ thống chăm sóc trẻ ở Phần Lan được tổ chức tốt, mà chúng tôi còn vô cùng may mắn khi dịch vụ chăm sóc trẻ ban ngày (và sau này là lớp tiền tiểu học và trường phổ thông) chỉ cách nhà năm phút đi bộ – đó là một hệ thống hợp lý, hữu dụng do giáo viên và những người chăm sóc trẻ nhỏ chuyên nghiệp điều hành.”
“Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được dạy cách gan dạ bước ra ngoài trời như một phần của thói quen lành mạnh hằng ngày.”
“Khi đạp xe mỗi ngày, tôi đã trải nghiệm trực tiếp cách thiên nhiên thay đổi từng mùa trong cả bốn mùa rõ rệt. Tôi ngạc nhiên hơn bao giờ hết về những điều đó: sự hình thành khối băng trên bờ biển thay đổi ra sao phụ thuộc vào việc đó là bờ biển đá hay bờ biển cát; vì sao tuyết lại có thể là sự phiền toái ẩm ướt, bẩn thỉu, nhưng cũng có thể là vẻ đẹp đáng kinh ngạc vào những ngày đầu mùa.”
“Định nghĩa mới về sự xa xỉ kiểu Bắc Âu của tôi không phải là sở hữu một chiếc xe hơi.”
“Quan điểm “vận động là phương thuốc” cho rằng hoạt động thể chất có thể giúp người ta duy trì trạng thái an lạc và sức khỏe tổng thể tốt hơn bằng cách giúp ngăn ngừa hay kiểm soát một số tình trạng nhất định. Chẳng hạn, đối với một số người, căng cơ vai và cổ kéo dài có thể dẫn đến đau đầu. Vài người có thể kéo giãn cơ, giúp cơ khỏe hơn để giảm đau và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa cơn đau khởi phát hay giảm số lần đau đầu.”
“… chủ nghĩa tối giản kiểu Bắc Âu – ý tưởng “ít tức là nhiều” – không chỉ là một dạng mỹ học theo phong cách vứt bỏ đồ thừa thãi.”
“Thiết kế kiểu Phần Lan là hiện thân của những tư tưởng về bình đẳng và tiếp cận với tất cả mọi người. Điều này thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống ở Phần Lan.”
“Giá trị đạo đức cộng đồng nhỏ- thì-đẹp hiện hữu trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đồng hành với một quan niệm mới mẻ là bạn chẳng cần nhiều tiền để tạo nên sự khác biệt.”
“Bất kể sống ở đâu hay làm gì, chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề giống nhau trong cuộc sống hằng ngày. Và trong quá trình tìm kiếm cảm thức về sisu thông qua việc chăm sóc trạng thái an lạc, chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, cân bằng hơn, đồng thời có khả năng giải quyết các lo ngại và căng thẳng phổ biến về sức khỏe tốt hơn.”
Nơi Rìa Thế Giới - Một Lịch Sử Về Vùng Biển Bắc
Cuốn sách về lịch sử Bắc Âu - một mảnh ghép lịch sử thường không được nhắc tới.
Vùng Bắc Âu kể từ thời La Mã đã có những thành tựu và dấu mốc đến tiến trình phát triển văn hóa-xã hội của cả châu Âu. Tầm ảnh hưởng và sự kết nối giao thương đường thủy ở vùng đất này đã thay đổi diện mạo thế giới ra sao? Chuyến tàu du hành ngược thời gian để khám phá và cảm nhận sự hòa trộn giữa huyền thoại - thực tế sẽ diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ có trong cuốn sách này.
Người xưa từng mô tả rằng Biển Bắc không chỉ là một vùng biển ảm đạm, mà đó là nơi các đại dương “va chạm”, nơi thủy triều được tạo ra khi nước tràn vào và rút ra từ những hang động không đáy và nước đổ xuống “nơi khởi đầu và nguyên sơ”, khu vực giữa Thiên Đường và Trái Đất. Hãy cùng tác giả du hành ngược thời gian để khám phá vùng biển này, để thấy huyền thoại và thực tế cùng hòa trộn.
Các chương trong sách được chia thành nhiều chủ đề: Tiền bạc được phát minh và sử dụng ra sao, Việc xuất bản và kinh doanh sách (nhất là sách Kinh Thánh) như thế nào, Thời trang ăn mặc đã có những biến chuyển gì ở cả đàn ông và phụ nữ, Luật pháp được soạn ra sao, người vùng Hà Lan đã đắp đê ngăn biển thế nà
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Như Michael Pye đã cho chúng ta thấy trong The Edge of the World, những người sống quanh Biển Bắc đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời của một châu Âu mới. Pye, giống như một chú chim đã nhặt nhạnh những mảnh sáng lấp lánh từ nghiên cứu học thuật cập nhật nhất.”
- Michael Dirda, The Washington Post
“Cuốn sách dành cho những người đã quá mệt mỏi với lịch sử thời trung cổ như một biên niên sử về các vị vua và vương quốc, hiệp sĩ và quý bà, tu sĩ và kẻ dị giáo.”
- Tạp chí Wall Street
“Tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà sử học Pye thách thức quan niệm của chúng ta về Thời kỳ Đen tối và cho thấy những thành tựu to lớn đã hoàn thành từ rất lâu trước thời kỳ Phục hưng. Lịch sử rực rỡ của Thời kỳ Đen tối cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của khoa học, kinh doanh, thời trang, luật pháp, chính trị và các thể chế quan trọng khác―thật thú vị khi đọc đi đọc lại.”
“Nhà sử học Pye đã xuất sắc vẽ nên một bức chân dung độc đáo về sự biến đổi chính trị, kinh tế và văn hóa đã xảy ra trên bờ Biển Bắc. Thông điệp và ý định của Pye cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về mối liên hệ giữa thời gian và địa điểm.”
- Tạp chí Library
TRÍCH ĐOẠN HAY
Các hạm đội của các đế quốc vượt Ðại Tây Dương và Thái Bình Dương và cùng với chuyến đi của họ, ta bắt đầu thấy một thế giới rộng lớn hơn; một thế giới mới, như Francis Bacon nghĩ, và như một triết gia, chính trị gia và người say mê thử nghiệm, ông muốn hiểu thế giới này. “Trong thời đại của chúng ta, phần Thế giới Mới rộng lớn và những phần xa nhất của Thế giới Cũ đang được biết đến ở khắp mọi nơi, và những kinh nghiệm được tích lũy ngày càng đầy lên,” ông viết như vậy vào năm 1620. Người Bồ Ðào Nha theo dọc bờ biển xuống phía Tây châu Phi, sau đó tới Mũi Hảo Vọng năm 1487, tới Ấn Ðộ năm 1498. Họ đã ở bờ biển Brazil năm 1500, và theo sau họ là người Pháp vào những năm 1550. Họ đến Trung Quốc năm 1513 và Nhật Bản năm 1543. Christopher Columbus lên bờ tại San Salvador ở Bahamas năm 1492. Người Anh đã ở ngoài khơi Bắc Mỹ vào năm 1497. Một thế kỷ sau, các thương nhân Hà Lan đã gửi đoàn thương gia đầu tiên tới Indonesia, người Anh sắp sửa định cư ở một số nơi thuộc Bắc Mỹ, và dân Pháp, Hà Lan, Thụy Ðiển và những người từ nhiều nơi khác nữa tiếp bước theo sau.
Ðây là một câu chuyện thông thường về công cuộc “khám phá”, cách mà chúng ta hiểu về thế giới và làm cho nó trở nên như ngày nay; nhưng nếu “khám phá” có nghĩa là tìm ra những địa điểm và con người chưa từng được biết đến, thì đó không phải là một từ đúng. Người Bồ Ðào Nha đã tìm thấy một tuyến đường biển đến Ấn Ðộ, nhưng người La Mã đã buôn bán quanh Karachi và Gujarat từ hơn một thiên niên kỷ trước đó, bán san hô và nhũ hương theo con đường vượt qua dãy núi Himalaya vào Trung Quốc, mua lụa từ Trung Quốc và da động vật và chàm, ngà voi và “tiêu lốt”. Một khi họ đã biết về gió mùa, những con tàu từ Alexandria của Ai Cập bắt đầu ra khơi đến Ấn Ðộ trong thế kỷ I.46 Người La Mã đã sử dụng đinh hương và hạt nhục đậu khấu từ Moluccas ở Indonesia trong thế kỷ IV.47 Thông thường sẽ có các trung gian người Ả Rập, nhưng người La Mã ít nhất cũng đã biết về thế giới gián tiếp qua họ và cách mọi thứ kết nối với nhau. Người Norseman cũng vậy, như chúng ta thấy, qua khắp nước Nga đến Byzantium và xa hơn nữa, và mở rộng ra phía tây tới bờ biển Bắc Mỹ; tượng Phật được tìm thấy trên những cánh đồng ở Thụy Ðiển từ thế kỷ VIII bắt đầu trở nên ít lạ lẫm hơn khi bạn nhận ra sức mạnh của các chuyến giao dịch xuyên địa lý này.
Chúng ta biết về thế giới. Các thay đổi với đội tàu của các đế quốc là cách chúng ta xem xét thế giới: điều tra nghiên cứu, không chỉ thu thập hay buôn bán, và cố gắng sử dụng sức mạnh quân sự và kỹ năng của chúng ta để thống trị nó. Thế giới và cách suy nghĩ của chúng ta dường như bắt đầu khá đột ngột, nhưng cả hai đều có một câu chuyện dài và phức tạp, lịch sử của tất cả các điều kiện cần thiết để trở thành như ngày nay theo cách riêng của chúng ta. Mọi việc hẳn đều có thể đã xảy ra theo cách khác, nhưng nó hoàn toàn không thể xảy ra nếu không có câu chuyện mà tôi đang cố gắng kể.
Lịch sử bắt đầu với các thương nhân Frisian trên những chiếc thuyền đáy bằng di chuyển lên xuống dọc bờ Biển Bắc và truyền bá việc sử dụng tiền: một cách suy nghĩ trừu tượng về thế giới và giá trị của nó. Các thầy tu trong những căn phòng lạnh lẽo tìm cách tính toán thời gian và họ định hình cách nhìn của người đương thời về thế giới tự nhiên: không chỉ bằng cách lật giở những trang giấy của một văn bản cổ xưa mà phải tìm kiếm, lý luận, tính toán. Họ thúc đẩy quá trình trao đổi ý tưởng xuyên biển cả, công việc bận rộn giúp họ tiếp xúc với những ý tưởng khác lạ và mang lại giá trị lớn lao cho các câu từ được viết ra. Buôn bán vải và sắt ở những vùng đất thấp nơi tận cùng thế giới bắt đầu thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới; bản thân Francis Bacon là người thừa kế công sức lao động và lịch sử của biết bao người trong suốt một thiên niên kỷ trước đó.
Người Norseman đi xuống phía nam và trở thành kẻ thù mà Sứ mệnh Kitô giáo cần xác định rõ về tính chính đáng của chính họ. Họ định cư, và ở nơi họ sống họ xây dựng nên một loại thị trấn độc lập mới mà sự thành công của chúng làm thay đổi cảnh quan. Vài người trong số họ còn tiến xa hơn nữa: từ rất lâu trước khi các tàu của đế quốc ra khơi, từ thời một người Norseman tên Ohthere, chúng ta có bằng chứng về việc những người đàn ông đi biển chỉ vì họ không biết có những gì đang ở phía trước. Họ bước vào vùng ẩn số.
Bacon hiểu rằng: “Không ai nghĩ tới”, ông viết, “rằng có một số ranh giới hay điểm xa nhất của thế giới; nó luôn xuất hiện, mỗi khi cần thiết, rằng có thứ gì đó hơn thế nữa.” Ông hiểu sức mạnh của tất cả các sinh vật mới, khoáng sản, quang cảnh và thông tin được tìm thấy; “Chúng có khả năng chiếu rọi một tia sáng mới vào triết học,” ông viết. “Thật là hổ thẹn với nhân loại nếu những khoảng vùng rộng lớn của thế giới vật chất, bao gồm đất, biển và các vì sao, đã được mở ra và khai phá trong thời đại của chúng ta trong khi ranh giới của thế giới trí tuệ lại bị hạn chế trong những khám phá và giới hạn chật hẹp của người xưa.”48 Cuộc đổ bộ lên Brazil và Nam Phi, ví dụ, hoàn toàn mâu thuẫn với giả định của Aristotle, rằng không có sinh vật nào có thể sống sót trong thế giới bỏng cháy ở phía nam Xích Ðạo, rằng phía bắc là nơi duy nhất có thể sống trên Trái Ðất. Quá trình khai mở Trái Ðất đã phá vỡ các quan niệm về quyền lực; con người phải tự tìm kiếm và tự tư duy. Nhưng uy quyền đã bị thách thức bởi Bede thánh thiện – một giáo sĩ trung thành với nhà thờ, và quan niệm của ông về việc nghiên cứu Mặt Trăng và thủy triều.
Việc dịch chuyển cho thấy có những cách sống khác, những chiếc áo choàng với chiều dài khác, màu sắc và kiểu dáng khác: nó tạo ra thời trang, và thời trang hàm ý những sự lựa chọn. Vì nó tạo ra sự thay đổi, nó gióng một tiếng chuông báo động đối với những kẻ bảo thủ. Một người phụ nữ có thể lựa chọn cách ăn mặc cao hơn vị trí của mình. Một người đàn ông muốn khẳng định rằng anh ta có thể lựa chọn hình ảnh của mình mỗi khi xuất hiện. Các thất bại trong xã hội, thậm chí thất bại trong tình dục, có thể được hiện rõ trên lưng những người đi trên phố. Ðó là một điều nguy hiểm, thậm chí là bằng chứng khổng lồ rằng con người có thể lựa chọn, và một thế giới đã yên vị sẽ thấy lo lắng, và không thể bỏ qua.
Ở tận cùng thế giới, bộ luật được viết ra ở Rome không bao giờ có hiệu lực hoàn toàn; thay vào đó luật pháp phải tranh đấu với tập quán, với thói quen, với lối sống phương Bắc. Làm như vậy nó trở nên linh hoạt hơn và có lẽ nhân văn hơn, có khả năng xử lý tranh chấp kinh doanh nhiều hơn, có khả năng xem xét trạng thái tinh thần của những kẻ đau khổ khi phạm tội giết người. Giấy tờ trở nên quan trọng với niềm tin đặc biệt vào từ ngữ đã được viết ra, điều này khiến những người giả mạo tài tình có thể làm thay đổi lịch sử theo cách mong muốn. Ở bên rìa thế giới, nghề luật sư được hình thành, cho chúng ta thấy không chỉ tầm quan trọng tự thân của luật pháp mà còn là ý tưởng về một nghề nghiệp không liên quan đến tôn giáo và hậu quả tất yếu của nó: ý tưởng về một tầng lớp trung lưu.
Những thay đổi này là sâu sắc, chúng tạo ra một hệ thống quan liêu hoạt động trong các quốc gia-dân tộc. Những thay đổi trong thế giới tự nhiên được cho là còn quan trọng hơn. Dọc theo bờ biển mong manh, bị thủy triều xô giạt, bị chôn vùi trong cồn cát tích tụ, nơi một cơn bão có thể làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của một cộng đồng, con người ban đầu vì khai thác nguyên liệu cho việc xây dựng các thị trấn mới và đang phát triển mà suýt đánh mất vùng đất, rồi tiếp đó lại tin rằng anh ta có thể xây dựng thế giới của mình bằng những con đập, đê, cống. Các khu rừng, nước sạch nhường chỗ cho một thế giới phụ thuộc, đó là lỗi của chúng ta và cũng là trách nhiệm của chúng ta.
Cùng với nhu cầu kiểm soát này đã xuất hiện mong muốn thử nghiệm mới: tìm kiếm, và sau đó thử nghiệm và chứng minh. Các phương pháp mà Simon Stevin phát triển [thực ra] đã xuất phát từ thời của nỗi kinh hoàng trước tộc người Mông Cổ du cư và mối đe dọa Ngày Tận Thế. Trong các trường đại học mới, tư duy toán học bị làm cho rối tung cùng với các khái niệm về tiền bạc, về buôn bán có đạo đức và giá cả công bằng: các mối liên kết khởi đầu với người Frisia vẫn đang định hình cách suy nghĩ.
Giao thương trở thành một loại quyền lực bằng chính sức mạnh của nó. Các thị trấn thuộc Hanse của Ðức đã thành lập một liên minh có thể tạo ra các hiệp ước của riêng mình, lật đổ các vị vua, cấm vận khiến một quốc gia lâm vào cảnh đói kém và buộc phải đầu hàng. Tiền đã khiêu chiến với các thế lực chính trị.
Thế giới hiện đại đang tự xây dựng hình thái riêng của mình: luật pháp, ngành nghề, chữ viết; các thị trấn, và những gì họ làm với thế giới tự nhiên; những cuốn sách và thời trang, kinh doanh và mối quan hệ của nó với quyền lực. Chúng ta không còn ở bên lề của lịch sử nữa; chúng ta phải đối diện với thứ cốt lõi, những thay đổi trong tư duy hình thành thế giới của chúng ta ngày nay.
Chúng ta đã thấy cách phụ nữ đưa ra những lựa chọn của họ, thường là đáng ngạc nhiên, và xây dựng thế giới theo cách họ muốn. Khả năng có được tình yêu, có được sự lựa chọn trong việc tìm một người bạn đời đích thực, đã cho phép những cuộc hôn nhân diễn ra ở lứa tuổi muộn hơn, và cùng với đó là cơ hội cho người trẻ di chuyển khắp châu Âu và mang theo họ những kiến thức về mọi thể loại công nghệ. Nơi tận cùng thế giới này đã tìm thấy một số lợi thế kinh tế ở trên giường.
Chúng ta đã thấy bệnh dịch trở thành lý do, giống như khủng bố ngày nay, để phát sinh các quy định xã hội, để dạy cho trẻ em cách cư xử, để tước đi của người lao động quyền được lựa chọn công việc mong muốn, để quyết định ai xứng đáng được giúp đỡ và ai chỉ là người vô dụng. Bệnh dịch buộc tạo ra những đường biên giới để đảm bảo an toàn, và khiến cho việc di chuyển và đi lại trở nên có điều kiện. Nó giúp tạo nên các thực thể nhà nước, và khiến cho nó có tham vọng.
Ở Antwerp, tất cả những điều này tạo ra một nền văn minh rạng rỡ, kéo theo nhiều quan điểm của chúng ta về: nghệ thuật, bảo hiểm, cổ phần, thiên tài, quyền lực như một màn trình diễn lớn; về khả năng biến đổi thế giới như cách chúng ta muốn. Khi chiến tranh làm Flanders tan vỡ, khi các tỉnh phía bắc ly khai, các quan điểm này chuyển đến Amsterdam.
Chúng tiến vào Amsterdam trong vinh quang. Chúng giống như một thứ gì đó mới mẻ và rực rỡ, nhưng sự thật là chúng hình thành từ ánh sáng của những gì mà chúng ta vẫn quen gọi là “Thời kỳ Ðen tối” và từ điểm trung tâm của nơi mà chúng ta vẫn gọi là “tận cùng bên rìa thế giới”. Xung quanh vùng nước lạnh lẽo, xám đen của Biển Bắc, những thứ cũ kỹ, nằm bên lề, không hợp thời đã nhào nặn nên chúng ta ngày nay: tốt hơn nhiều, và cũng tệ hại hơn nhiều.
Giờ là lúc trả lại cho vùng đất này tất cả những gì thuộc về nó.
Những Người Gần Như Hoàn Hảo - Sự Thật Về Phép Màu Bắc Âu
Một bức tranh đa sắc và hóm hỉnh đã hiện lên, làm bừng tỉnh sự thật về vùng đất có vẻ "hoàn hảo" mà phần còn lại của thế giới luôn nhắc đến.
Người Đan Mạch là những người hạnh phúc hàng đầu thế giới.
Người Phần Lan có hệ thống giáo dục tốt nhất.
Na Uy là quốc gia giàu nhất.
Thụy Điển có hệ thống phúc lợi tuyệt vời.
Người Iceland có nguồn cá tươi sống nhất hành tinh.
Đó là những điều tốt đẹp mà phần còn lại của thế giới luôn nghĩ về năm quốc gia Bắc Âu này. Nhưng có thực sự tồn tại khuôn mẫu về một cách sống tốt hơn, hay những bí quyết để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn?
Trong Những người gần như hoàn hảo, tác giả Michael Booth giải thích người Scandinavia là ai, họ khác nhau như thế nào và tại sao, cũng như nêu ra những điều kỳ quặc và yếu kém của họ. Trên hành trình ấy, một bức tranh đa sắc hơn, có thể tối màu hơn đã hiện lên và làm bừng tỉnh sự thiên lệch đậm màu hồng lạc quan trong các tin tức về khu vực Bắc Âu như ta thường biết. Đó là hành trình đi tìm sự thật về thứ phép màu mang tên Bắc Âu.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Một phân tích cực kỳ hài hước của Booth về Scandinavia…, mang đến một cái nhìn tổng quan toàn diện mà sắc bén về từng vùng đất được cho là may mắn nà Các chương sách thể hiện tình cảm rõ ràng của ông với vùng băng giá mà ông gọi là nhà, và dần khiến bản sắc của mỗi quốc gia ấy hiện ra rõ ràng hơn”.
The New York Times Book Review
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Ở Phần Lan họ thể hiện tình cảm theo những cách khác. Ở đây, một người chồng có thể bày tỏ bằng cách sửa máy giặt”, Schatz nói. “Phải mất chút thời gian để hiểu và yêu quý người Phần Lan. Những ấn tượng đầu tiên là họ rất cứng nhắc trừ khi bạn đưa cho họ đồ uống có cồn và rồi họ sẽ trở nên rất nóng bỏng hoặc rất bạo lực. Nhưng khi tôi đến đây, tôi mới 25 tuổi nên điều đó hoàn toàn ổn với tôi”.
Theo Hall, một nền văn hóa “giàu ngữ cảnh” là nơi mọi người cùng chia sẻ những kỳ vọng, trải nghiệm, nền tảng, và kể cả gen di truyền giống nhau. Những con người như vậy cần đến ít sự giao tiếp bằng lời vì họ đã biết rất nhiều về nhau và những hoàn cảnh mà họ thường gặp. Trong nền văn hóa giàu ngữ cảnh, từ ngữ mang nặng ý nghĩa hơn, nhưng không cần đến nhiều lời nói. Trong một nền văn hóa nghèo ngữ cảnh, như London, nơi tồn tại hàng trăm quốc tịch và tín ngưỡng khác nhau, họ cần giao tiếp bằng lời nhiều hơn để đảm bảo rằng mọi người hiểu được nhau. Càng ít điểm chung, càng ít sự mặc định ngầm được đưa ra, càng nhiều khoảng cách cần được lấp đầy. Ta có thể nói như thế về tất cả các quốc gia Bắc Âu, ở các mức độ khác nhau. Họ đều là những người tương đối đồng nhất và vì vậy nên giàu ngữ cảnh. Nhà nhân học xã hội người Na Uy Tord Larsen đã phát hiện ra một hiện tượng tương đồng ở Na
Uy, nơi mà vì mọi người đại thể đều giống nhau, nên “những nghịch lý và sự bất ngờ hiếm khi xảy ra”. Trong những xã hội giàu ngữ cảnh như Phần Lan và Na Uy, nhìn chung khá dễ dàng để dự đoán kiểu người mà bạn đang đối diện, họ đang nghĩ gì,
họ sẽ hành động và phản ứng như thế nào. Người Phần Lan gần như không cần phải nói chuyện với nhau. “Những mẩu hội thoại ngắn của người Phần Lan rất tối giản xét trên phương diện giao tiếp, nhưng có thể truyền tải lượng thông tin bằng với một cuộc đối thoại kéo dài hai phút”, Roman Schatz đồng thuận. “Bạn có thể ngồi im lặng cùng một
người Phần Lan trong vài phút và đột nhiên họ sẽ nói ‘Đưa tôi ly cà phê’, và bạn nghĩ rằng ‘Ồ, thẳng thừng ghê’, nhưng đó là vì chúng ta là bạn, chúng ta không cần nói ra mọi điều như người Anh, với những kiểu cách như ‘Hết sức phiền anh…’ và ‘Tôi thực sự vô cùng cảm ơn’”.
Một lần, khi bay ngang qua đất nước, tôi nhìn xuống Phần Lan đang chạy qua bên dưới. Tôi đã rất ấn tượng vì, mặc dù giữa sự hoang dã rừng rú của nó (75% Phần Lan là rừng núi hoang dã, thêm 10% khác là những hồ nước băng giá), thỉnh thoảng tôi vẫn phát hiện ra một tia sáng mặt trời phản chiếu từ
chiếc cửa sổ Velux của một ngôi nhà biệt lập, hay làn khói thoát lên từ một nhà tắm hơi, rõ ràng là cách rất xa sự văn minh. “Người Phần Lan thật bình an”, tôi tự nhủ, cảm thấy thoải mái một cách lạ kỳ bởi suy nghĩ đó, “khi không phải ở gần người hàng xóm nào”. Sự trầm lặng của người Phần Lan cũng có thể được hiểu là sự ngượng ngùng. Tiếng Phần Lan của từ ngượng ngùng, ujo, không mang ý tiêu cực như trong tiếng Anh, cũng tương tự như những từ vựng để chỉ “ngượng ngùng” trong các ngôn ngữ
vùng Bắc Âu khác. Ở khu vực này của thế giới, nơi sự khiêm tốn và bình đẳng rất được coi trọng, sự ngượng ngùng không bị coi là một bất lợi xã hội, mà thường được coi là phẩm chất thể hiện đức tính khiêm tốn, kiềm chế, sự sẵn lòng lắng nghe người khác.
Khía cạnh ấn tượng nhất trong sự thể hiện của người Phần Lan, trên cả sự xuất sắc tổng thể, toàn diện, là việc thành công của họ được trải đều trong tất cả các trường học: đó là đất nước có mức độ chênh lệch trong hiệu quả giữa các trường học nhỏ nhất: chỉ có 4% khác biệt trong kết quả giữa trường tốt nhất và trường tệ nhất. Những đất nước thành công khác – những đất nước khắt khe như Singapore, Đài Loan và Hồng Kông – tuyển chọn tốp sinh viên có kết quả xuất sắc nhất vào những trường chuyên đặc biệt; mức độ chênh lệch trong một trường học thì thấp, nhưng khi bạn so sánh kết quả giữa các trường với nhau, đặc biệt ở các khu vực khác nhau của đất nước, sự khác biệt là rất lớn. Tuy nhiên, ở Phần Lan, không quan trọng là bạn đi học ở một vùng xa xôi thuộc Lapland hay ở một khu ngoại ô Helsinki,
kết quả của con bạn vẫn được duy trì bất biến.
Điều này dường như không quan trọng, nhưng trong một khảo sát gần đây bởi Gallup về sự di cư trong nước, người Phần Lan xếp thứ ba, sau New Zealand và Mỹ, như những người có khả năng di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác trong
khoảng thời gian năm năm cao nhất. Scheinin vì vậy tin tưởng rằng sự bình đẳng giữa các trường học trong nước có vai trò quan trọng. “Cứ mỗi 100 học sinh thì sẽ có vài đứa trẻ chuyển lớp, và nếu bạn cộng lại qua chín năm học, số đó sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể. Nếu cuối cùng môn toán của bạn lại có một lỗ hổng lớn [hậu quả của việc chuyển trường], bạn sẽ gặp phải rắc rối lớn”. Ông nói rằng bí quyết nằm ở chương trình học nhất quán, được thực hiện chặt chẽ, nơi những đứa trẻ bị tụt lại được phụ đạo một-một (khoảng một phần ba học sinh Phần Lan nhận được sự hỗ trợ này mỗi năm). Quan trọng không kém là sự quan tâm và nguồn lực dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi có số lượng khoa đào tạo giáo viên nhiều đến mức lố bịch ở khắp mọi nơi”,
như Scheinin nói. Ở Phần Lan, giảng dạy được coi là một nghề đáng kính trọng kể từ những ngày đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục đất nước trong nửa sau của thế kỷ 19, vì giáo viên đóng vai trò then chốt trong sự xuất hiện của đất nước với tư cách là
một quốc gia độc lập. Gần như không thể tưởng tượng nổi một bối cảnh như vậy khi tôi nhớ lại đám người tâm thần và quái dị đã dẫn dắt việc giáo dục của bản thân tôi, nhưng Phần Lan là một đất nước mà giáo viên từ lâu đã là những người anh hùng dân
tộc, đứng đầu trong việc định hình và phổ biến hình ảnh tự họa thịnh vượng của đất nước họ. Họ không khác gì những chiến binh đấu tranh cho sự tự do tri thức của đất nước. “Hồi đó việc quan trọng là xây dựng tư tưởng, xây dựng nhận diện, vì vậy họ đã tuyển dụng những giáo viên có thể tiên phong, để mang ngọn đuốc vào đất nước, vì vậy xét khía cạnh đó thì giảng dạy luôn có một niềm vinh quang nhất định”, Scheinin nói. Trước đó, giáo dục Phần Lan về cơ bản là giảng dạy những kỹ năng sống còn, mọi thứ từ nghề mộc đến khâu vá. Giáo viên đã được biết đến là “ngọn nến của nhân dân”, thắp sáng con đường dẫn đến sự tự tín nhiệm của Phần Lan. Giáo viên vẫn là một nghề nghiệp hấp dẫn. Hơn một phần tư số sinh viên Phần Lan tốt nghiệp coi giáo viên là lựa chọn hàng đầu. Không giống như ở Mỹ hay Anh, nơi mà những ứng viên ứng tuyển đào tạo giáo viên bị cho là những trí thức nửa mùa, thì ở Phần Lan, nghề sư phạm thu hút các sinh viên sáng giá nhất.
Ở Phần Lan, các khóa đào tạo giáo viên có thể khó hơn cả các khóa học luật hay y. Chúng thường xuyên bị đăng ký quá mức với hệ số mười, đôi khi nhiều hơn. Ở Đại học Helsinki hai năm trước đây, có 2.400 sinh viên ứng tuyển vào 120 vị trí trong chương trình thạc sĩ. Kể từ năm 1970, toàn bộ giáo viên Phần Lan đã được yêu cầu học đến bậc thạc sĩ với sự hỗ trợ của chính phủ. “Tất cả các giáo viên Phần Lan đều tiếp cận việc đào tạo của họ dựa trên sự nghiên cứu. Họ không chỉ được dạy cách giảng dạy, họ được dạy cách suy nghĩ phản biện về những điều mình làm”, Scheinin nói.
Lagom là một mật mã quan trọng khác của người Thụy Điển. Nó có nghĩa là “khiêm tốn”, “biết
điều”, “công bằng”, “hành động theo thói thường”, “lý trí”. Mặc dù rõ ràng nó hợp với học thuyết chủ nghĩa Luther, từ nguyên gốc của nó được cho là bắt nguồn từ lâu trước đó, từ những người Viking. Truyền thuyết kể rằng khi họ chia nhau một chiếc
sừng đựng rượu mật ong xung quanh lửa trại, những con người Viking lịch thiệp, biết quan tâm và chia sẻ đó luôn ghi nhớ đểGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | OMEGA PLUS+ |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 4850583269646 |
dk national geographic thế giới như tôi thấy chủ nghĩa khắc kỷ carl jung thực tại không như ta tưởng khắc kỷ tâm lý học tội phạm luật tâm thức tù nhân của địa lý hành trình của linh hồn lịch sử tự nhiên luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru lịch sử chính trị súng vi trùng và thép bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý tương lai sau đại dịch covid quảng trường và toà tháp asean diệu kỳ đá quý và khoáng sản tất tật về nàng dâu albert einstein lịch sử nghệ thuật tại sao phương tây vượt trội lịch sử của trà michio kaku nguồn gốc muôn loài bảng tuần hoàn hóa học những nhà khoa học thay đổi lịch sử