Gen Vị Kỷ
Gen vị kỷ là cuốn sách đầu tay của Richard Dawkins, được công bố năm 1976, và cũng nổi tiếng nhất trong số các công trình khoa học của ông.
Không chỉ sử dụng rất tài tình hình ảnh so sánh và phép nhân cách hóa để giải thích khoa học, Richard còn sáng tạo ra thuật ngữ “gen vị kỷ” để chứng minh gen là trung tâm của thuyết tiến hóa. Thế giới của gen vị kỷ có những cuộc chạy đua khốc liệt, sự lừa dối và bóc lột không khoan nhượng, và tồn tại cả chủ nghĩa vị tha.
Gen vị kỷ giúp xóa đi nhiều ngộ nhận trước đó trong giới khoa học về các vấn đề liên quan đến gen và tiến hóa. Richard định nghĩa được sự tồn tại của con người thông qua mọi hoạt động của gen, những hoạt động “lạ hơn viễn tưởng”.
Công trình được xây dựng dựa trên lý thuyết chính của George C. Williams về chọn lọc tự nhiên. Thuật ngữ “gen vị kỷ” thể hiện quan điểm mới về động lực của tiến hóa, trái ngược với quan điểm tiến hóa tập trung chủ yếu vào cá thể sinh vật và các nhóm. Từ quan điểm lấy gen làm trung tâm, Richard Dawkins cho rằng tính vị kỷ có thể chính là mô hình của văn hóa nhân loại.
Từ sau lần xuất bản lần đầu tiên, đến nay, Selfish Gene (Gen vị kỷ) đã được dịch ra hơn 25 ngôn ngữ, được tạp chí The Guardian đưa vào danh sách 100 cuốn sách phi hư cấu hay nhất (2016), và được bình chọn là một trong những cuốn sách khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại trong dịp kỉ niệm lần thứ 30 Giải thưởng Sách Khoa học Royal Society, sánh cùng các tác phẩm của Charles Darwin và Isaac Newton (2017). Trong những lần ra mắt các cuốn sách tiếp theo, độc giả vẫn luôn xếp hàng để mua và yêu cầu ông ký tặng Gen vị kỷ.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Đa số mọi người đều nên đọc và có thể đọc cuốn sách này. Nó miêu tả bộ mặt mới của học thuyết tiến hóa với một kỹ năng tuyệt vời. Với rất nhiều điểm sáng, theo ý kiến của tôi, phong cách mạch lạc tự nhiên, phong cách gần đây đã đưa một khoa học sinh học mới đến với công chúng, đã đem đến cho cuốn sách này một thành quả rất nghiêm túc.” - W. D. Hamilton, Science, 1977
TRÍCH ĐOẠN HAY:
“Từng bước một, Dawkins dẫn dắt các chủ đề chính của công trình mới này về học thuyết xã hội [dựa trên chọn lọc tự nhiên]: các khái niệm của tập tính vị tha và vị kỷ, định nghĩa về mặt di truyền về tư lợi, sự tiến hóa của tập tính hiếu chiến, thuyết huyết thống (bao gồm các mối quan hệ cha mẹ-con cái và sự tiến hóa của các loài côn trùng xã hội), thuyết tỉ lệ giới tính, tính vị tha tương hỗ, sự lừa dối, và sự chọn lọc tự nhiên của những khác biệt giới tính. Bằng sự tự tin từ việc nắm vững học thuyết nền tảng, Dawkins diễn đạt công trình mới này với độ rõ ràng và có phong cách riêng một cách đáng khâm phục. Với hiểu biết sâu rộng về sinh học, ông đã mang đến cho độc giả một trải nghiệm về kho tàng kiến thức hấp dẫn và phong phú của ngành học này. Khi nêu ý kiến khác với các công trình đã được xuất bản (như khi ông chỉ ra sự sai lầm của chính tôi), ông luôn luôn tập trung đúng vào đối tượng cần bàn. Dawkins cũng bỏ nhiều công sức để làm rõ mạch suy luận của mình, nhờ đó độc giả có thể mở rộng các lập luận này (và thậm chí đối đầu với cả Dawkins) bằng chính những lối suy nghĩ đã được ông trình bày.
[…] Tóm lại, học thuyết xã hội mang phong cách Darwin này đã cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về sự tương đồng và hợp lý bên trong các mối quan hệ xã hội. […] Trong tiến trình đó, chúng ta cũng được tỏ tường hơn về cội nguồn các khổ đau của mình.”
(Trích Lời tựa, Robert L. Trivers)
GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”
Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen - đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.
Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản c.ư.ỡ bức, gây c.h.ế êm dịu, và ế người hàng loạt.
Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.
Mukherjee đã rất thành công với Lịch sử ung thư - Hoàng đế của bách bệnh (đạt giải Putlitzer 2011), và tới Gen, vẫn nguyên vẹn lối kể chuyện lôi cuốn tài năng, bằng con mắt của một chuyên gia, một nhà nghiên cứu khoa học - uyên bác, đa chiều, đầy khám phá và bằng ngòi bút của một người trong cuộc – trải nghiệm, lay động, đầy ám ảnh.
“Đã có rất nhiều cuốn sách kể lại cách ý tưởng về gen ra đời cũng như những khám phá đầu tiên, nhưng không quyển sách nào đạt đến tầm vóc và sức ảnh hưởng như Gen của Siddhartha Mukherjee”- Theo New York Times.
Siddhartha Mukherjee sinh năm 1970, là bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư, nhà sinh học tế bào gốc và nhà di truyền học ung thư. Ông là Phó giáo sư y khoa tại Đại học Columbia, học giả Rhodes tại Đại học Oxford, tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng như Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y khoa Harvard. Phòng thí nghiệm của ông đã nhận diện những gen điều hòa tế bào gốc, và đội ngũ của ông được thừa nhận trên bình diện quốc tế với những công trình khám phá tế bào gốc xương và hiệu chỉnh di truyền đối với các bệnh ung thư máu. Mukherjee có nhiều công trình xuất bản trên Nature, Cell, Neuron, The New England Journal of Medicine, New York Times.
Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một tiểu sử về gen đồng thời cũng là một tiểu sử về ung thư toàn diện, tường tận, lôi cuốn. Chuyện khoa học, chuyện lịch sử xã hội đan cài với những chuyện cá nhân dẫn dắt chúng ta tới những đột phá quan trọng bậc nhất, cổ vũ niềm khát khao chinh phục trong lĩnh vực di truyền người cũng như sự chi phối của nó đến đời sống, tính cách, lựa chọn, bản ngã, số phận con người. Trong thế giới mà Mukherjee đặt tên là thế giới “hậu gen”, chúng ta đang nắm trong tay một sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và nguy hiểm. Và cuốn sách này dường như trả lời cho một câu hỏi định hình tương lai: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách “đọc” và “viết” thông tin di truyền của chính chúng ta?
+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Siddhartha Mukherjee - con người tài ba đã dẫn dắt chúng ta đi qua cả quá khứ, hiện tại và tương lai của khoa học về gen.” - Bill Gates
“Câu chuyện trọn vẹn và cuốn hút về những gì dường như là cơ bản nhất, gây tranh cãi nhất, và mượn tiêu đề sách, một khoa học riêng tư của thời đại chúng ta Đọc cuốn sách và bạn được tôi rèn cho những gì sắp đến.” - Sunday Times
“Bằng việc vận dụng những trải nghiệm cá nhân, bác sĩ Mukherjee đã gây được một hiệu ứng tuyệt vời Vô cùng mạnh mẽ.” - The Economist
“Lôi cuốn và đầy khám phá như [Ung thư: Hoàng đế của bách bệnh] Ở một bình diện, Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một trích yếu toàn diện gồm những câu chuyện sinh động và lay động lòng người. Ở một tầng bậc sâu hơn, cuốn sách còn hơn cả một thiên lịch sử khoa học ở dạng giản đơn.” - The Dallas Morning News
“Một tác phẩm điềm đạm, khiêm nhường, vô cùng phong phú từ một tác giả tài năng, thông tuệ nhìn thấu được cả chặng đường chúng ta đã đi – và cả một chặng đường dài bất tất còn phải đi hiểu bản chất và vận số của loài người.” - Kirkus Reviews
+TRÍCH ĐOẠN HAY:
“Bạn không thể giải thích ứng xử của vật chất – tại sao vàng lấp lánh; tại sao hydrô gặp oxy thì bốc cháy – mà không cầu viện đến bản chất nguyên tử của vật chất. Bạn cũng không thể hiểu được những điều phức tạp của điện toán – bản chất những thuật toán, hay sự lưu trữ hoặc sụp đổ của dữ liệu – mà không lĩnh hội thấu đáo kết cấu giải phẫu học của thông tin số hóa. “Giả kim thuật không thể trở thành hóa học cho đến khi những đơn vị cơ bản của nó được tìm ra,” một nhà khoa học thế kỷ 19 viết. Cũng vì lẽ ấy, như tôi đã lập luận trong sách này, ta chẳng thể hiểu gì về sinh học hay sự tiến hóa của cơ thể và tế bào – hoặc bệnh lý học, hành vi, tính khí, bệnh tật, c.h.ủ t.ộc., và nhân diện hay số phận của con người – mà trước tiên không dựa vào khái niệm gen.”
“Gen cung cấp một nguyên tắc tổ chức cho sinh học hiện đại – và nó trêu ngươi chúng ta với triển vọng kiểm soát chính cơ thể và số mệnh của chúng ta. Bàng bạc trong suốt chiều dài lịch sử gen là “cuộc tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu, là huyền thoại Faust về sự đảo ngược mệnh số, là niềm mơ mộng trăm năm sự toàn hảo của con người.” In hằn không kém phần rõ nét là nỗi khao khát giải đoán cuốn “cẩm nang” của chính cuộc đời chúng ta.”
Mời các bạn đón đọc!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 7399175503250 |
tương lai sau đại dịch covid cơ thể tự chữa lành gen vị kỷ chữa lành ánh sáng bản thể tâm lý học ruột ơi là ruột kinh tế vi mô để yên cho bác sĩ hiền ăn kiêng diện chẩn tế bào gốc chữa bệnh bằng luân xa giải phẫu yoga khoa học về nấu ăn dinh dưỡng xanh emma phạm sức khoẻ trong tay bạn sống sạch để xanh ăn lành để khỏe trầm cảm ăn ít để khỏe những sự thật về ung thư cẩm nang hướng dẫn thải độc và chế độ ăn uống lành mạnh sách cơ thể tự chưa lành nhật ký covid lắng nghe cơ thể tâm bệnh học ung thư tin đồn và sự thật nhân tố enzyme trọn bộ 4 cuốn 3 phút sơ cứu raw vegan