Giới thiệu Đậu tằm nguyên vỏ (đậu răng ngựa) Úc 250g
*MUA 10 TẶNG 1 * Đối với tiêu dùng của con người, đậu tằm được dùng làm salad, nấu cháo, súp, canh, bột dinh dưỡng, làm bánh và chế biến món ăn khác tùy theo nhu cầu. * Ngoài ra trong chăn nuôi sử dụng hạt đậu tằm phối trộn với cám gạo, cám ngô, khoai lang, khoai mì,… trở thành nguồn thức ăn giàu đạm, tinh bột cho động vật. Đặc biệt trong nuôi cá chép, cá trám,... giúp tăng trưởng nhanh, thịt cá giòn, chắc, thơm ngon.
Hạt đậu tằm có tên khoa học là Vicia faba L. thuộc họ đậu, cây thảo và có lịch sử trồng trọt cách đây 5000 năm. Hạt đậu tằm có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, sau đó được trồng ở Châu Âu, theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc và các nước châu Á khác.
Đậu tằm được trồng phổ biến ở 47 nước. Năm 2003, diện tích cây đậu tằm trên thế giới vào khoảng 2.63 triệu ha, năng suất ước tính 15,3 tạ/ha, sản lượng 4,03 triệu tấn. Trong đó Trung Quốc và châu Phi là nơi trồng nhiều nhất. Đậu tằm được trồng tại Việt Nam lần đầu vào tháng 7/2009.
Giá trị dinh dưỡng – Hạt đậu tằm có giá trị dinh dưỡng cao: protein 30%, 8 loại axit amin thiết yếu, tinh bột 49%, chất béo 0.8%. Do đặc điểm giàu đạm và tinh bột nhưng rất ít chất béo, hạt đậu tằm có thể dùng làm lương thực cho người và làm thức ăn chăn nuôi có giá trị. – Hạt đậu tằm chín xanh có hàm lượng nước 70%, protein 13%, chất béo 0,7%, hợp chất hydratcacbon 11,7%, chất xơ thô 37,2%, tro 1,2% và các khoáng chất Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, PP, C, có tiềm năng trở thành loại rau bổ dưỡng cho con người và cả vật nuôi. – Mặc dù hạt đậu tằm giàu đạm, ít béo nhưng trong đậu có chứa chất kháng dinh dưỡng, cản trở khả năng hấp thụ của cơ thể người và vật nuôi. Hiện nay có thể sử dụng các biện pháp sinh lý hóa để xử lý chất kháng dinh dưỡng này để đem lại khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đậu tằm tốt nhất cho con người và vật nuôi.
Ứng dụng
- Đậu tằm được sử dụng phổ biến rộng rãi cho cả con người và động vật trong chăn nuôi. - Đối với tiêu dùng của con người, đậu tằm được dùng làm salad, nấu cháo, súp, canh, bột dinh dưỡng, làm bánh và chế biến món ăn khác tùy theo nhu cầu. - Ở Úc, gốc cây đậu tằm được sử dụng để chăn thả gia súc nơi mà hạt bị đổ hoặc rơi là nguồn thức ăn quý giá cho vật nuôi. - Do giá trị dinh dưỡng cao, hạt đậu tằm đã được người dân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cá, chăn nuôi bò sữa, bò thịt… - Tại Trung Quốc, khi đưa đậu tằm vào khẩu phần thức ăn của cá trắm, thịt cá trở nên rắn chắc và thơm ngon hơn với phương pháp nuôi bằng thức ăn thông thường. Ở nước ta vào năm 2009, người dân bắt đầu thử nghiệm dùng đậu tằm để nuôi cá chép, đem lại sản phẩm thịt cá thơm ngon vượt trội hơn cá trắm.