Giới thiệu FINGER MATH - Thẻ học Toán tư duy cho bé 3-8 tuổi
Thời điểm vàng để con tiếp xúc với toán học là từ 3-8 tuổi, hình thành khả năng tính toán nhanh và sớm sẽ giúp con: - Phát triển trí tuệ cho trẻ và tăng cường sự tập trung cho trẻ - Hình thành tư duy lập luận, giải quyết vấn đề logic - Phát triển IQ vượt bậc, tạo tiền đề tốt cho tương lai Nhưng, môn Toán khô khan đòi hỏi bố mẹ phải thật kiên nhẫn và mất nhiều công sức khi dạy bé. Chương trình Bé vui học toán theo phương pháp Fingermath sẽ giúp bé đếm, cộng trừ nhanh bằng ngón tay từ 1-99 chỉ trong 3 tháng! Được xây dựng dựa trên phương pháp ngón tay FingerMath của Hàn Quốc, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động cơ thể với tư duy.
Phương pháp học Finger Math Trẻ học toán dễ dàng nhờ phương pháp Finger Math theo 3 quy ước dưới đây.
Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.
Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị): Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại. Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục) Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.
Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.
Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11. Quy ước trong phép cộng Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.
Quy ước trong phép trừ Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.
Lưu ý: khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.
Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.