Giới Thiệu: Hòe là loài thực vật thân gỗ, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Độ cao của cây có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu... iêu Chuẩn Chọn Giống: Tại Thái Bình có giống Hòe nếp và Hòe tẻ; Hòe nếp có năng suất cao hơn, các hoa trên cùng một bông nở đồng đều hơn, mật độ hoa dầy hơn vì vậy bà con nên chọn giống Hòe nếp. Thời Vụ và Mật Độ Trồng: - Khi môi trường có nhiệt độ từ 17°C - 32°C tương ứng từ tháng 11 đến hết tháng 3 (Âm lịch) là khoảng thời gian để trồng cây hòe ghép hiệu quả nhất. - Nếu hòe được trồng trên vùng đất trống, người dân nên trồng cây cách cây: 5 – 7m.Khi người trồng muốn trồng hòe xen với cà phê, cây có thể được trồng thưa hơn. Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Vườn trồng phải thoát nước tốt. Cây hòe đặc biệt thích nghi với các vùng đất bãi ven sông, đất pha cát nhẹ, đất có độ pH từ 5,5-6,5. - Cây hoa hòe có khả năng chịu hạn cao nên có thể trồng ở các vùng thiếu nước tưới, trung du, miền núi. - Cây hòe đã được trồng và phát triển rất tốt ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đăk Lăk và nhiều vùng khác trong cả nước.