Xuất bản lần đầu tiên năm 1956, Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm kinh điển về khoa học xã hội và phê bình xã hội của nhà xã hội học uy tín C. Wright Mills. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.
John H. Summers, của tờ The New York Times đã nhận xét: “Khi lần đầu ra mắt độc giả cách đây 50 năm, Giới tinh hoa quyền lực như một quả bom nổ tung giữa nền văn hóa vốn đã không còn lành lặn bởi nỗi lo âu hiện sinh và sự sợ hãi chính trị. […] Cuốn sách có thể nói là một cuộc luận chiến gay gắt chống lại “chủ nghĩa đa nguyên lãng mạn” vốn gắn chặt trong lý thuyết phổ biến của nền chính trị Mỹ.”
Trong lần tái bản năm 2000, Alan Wolfe đã cập nhật và minh họa thêm những thay đổi diễn ra từ năm 1956 ở phần Lời bạt. Đồng thời, Wolfe cũng khám phá các dự báo mà trước đây chưa nói tới, luận bàn về những thay đổi cơ bản trong chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ sự cạnh tranh toàn cầu căng thẳng tới những thay đổi công nghệ nhanh chóng và thị hiếu thường thay đổi của người tiêu dùng.
Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới tinh hoa quyền lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết – một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.
Những ai muốn tìm hiểu về cấu trúc quyền lực tại Mỹ thế kỷ XX – thời điểm cuốn sách ra đời, cũng như liên hệ tới hiện tại thì nên tìm đọc tác phẩm này.
Bìa sách với ba cây cột đại diện cho ba thành phần của giới tinh hoa quyền lực: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.
Đánh giá/ nhận xét của các chuyên gia:
Một tác phẩm kinh điển… nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ, được ra đời dưới ngòi bút của một nhà xã hội học, với mọi lý thuyết và phương pháp xã hội học hiện đại. (Contemporary Sociology)
Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm pha trộn giữa báo chí, xã hội học và sự phẫn nộ về đạo đứ Mills không đơn thuần gắn thêm một miếng ghép vào bức tranh mô tả các nhóm thiểu số nắm quyền bằng bộ công cụ nghiên cứu xã hội học thông thường, mối quan tâm chính của ông là phát triển lý thuyết về việc quyền ra quyết định trong xã hội Mỹ nằm trong tay nhóm người nào, như thế nào và nó được thực hiện ra sao. (Dennis H. Wrong)
Trong phạm vi cuốn sách, C. Wright Mills đã đề cập và đưa ra lời giải thích hợp lý cho một số khía cạnh đặc trưng nhất của đời sống nước Mỹ hiện đại. Mills liên kết sự thờ ơ chính trị với sự thiếu định hướng của phần lớn người dân với các phương tiện giải trí được ưa chuộng thời đó: radio, phim ảnh và truyền hình. Bản thân ý kiến của ông về "sự suy thoái đạo đức mang tính cấu trúc" đặc biệt xác đáng trong thời kỳ điểm khác nhau giữa giảm thuế (hợp pháp) và trốn thuế chỉ nằm trên lý thuyết; bảng kê chi phí thường có mùi tham ô; các chính trị gia thấy cần "vượt lên trên nguyên tắc". Ngoài ra, Giới tinh hoa quyền lực có thể được coi là bản phân tích chi tiết nhất về giới triệu phú Mỹ đương thời. Tóm lại, đây là một cuốn sách hợp thời vừa có tính dẫn đường vừa khơi gợi tư duy. (Calvin Woodard, Louisiana Law Review)
Trích đoạn hay:
Nền kinh tế – một thời gồm rất nhiều đơn vị sản xuất nhỏ lẻ phân tán trong trạng thái cân bằng tự phát – nay bị thống trị bởi vài ba trăm công ty khổng lồ, gắn kết chặt chẽ về hành chính và chính trị, cùng nắm giữ chìa khóa của các quyết định kinh tế.
Trật tự chính trị, một thời là một tập hợp phân quyền của vài chục bang với liên kết yếu, đã trở thành một cơ quan hành pháp tập trung nắm trong tay nhiều quyền lực trước đây bị phân tán và nay len lỏi vào mọi ngóc ngách của cấu trúc xã hội.
Trật tự quân sự, một thời là một tổ chức mong manh trong bối cảnh thiếu lòng tin trước lực lượng dân quân bang, đã trở thành đặc trưng lớn nhất và đắt giá nhất của chính phủ, và mặc dù rất giỏi khoác bộ mặt quan hệ công chúng dễ thương, nhưng giờ đây lại có năng lực dữ tợn và khó coi trong một khu vực quan liêu rùa bò.
Sự thật về bản chất và quyền lực của giới tinh hoa không phải là loại bí mật mà người trong cuộc biết nhưng không nói. Những người này có các lý thuyết hoàn toàn khác nhau về vai trò của m.ình trong chuỗi sự kiện và quyết định. Họ thường không chắc về vai trò của m.ình, và thậm chí để nỗi sợ hãi và niềm hy vọng ảnh hưởng đến việc đánh giá về quyền lực của chính m.ình. Bất kể quyền lực thực tế lớn tới mức nào, họ có xu hướng ý thức về nó kém sâu sắc hơn về sự chống đối của người khác khi họ sử dụng nó.
Những người có lợi thế miễn cưỡng tin rằng họ chỉ ngẫu nhiên có các lợi thế ấy. Họ sẵn sàng tự xác định m.ình vốn dĩ xứng đáng với những gì họ có trong tay; họ tin m.ình “đương nhiên” là giới tinh hoa; và trên thực tế, họ hình dung việc sở hữu và những đặc quyền họ có là phần mở rộng tự nhiên của giới tinh hoa họ thuộc về.
Quyền lực không phải là một con người. Của cải không tập trung vào bản thân người giàu có. Tiếng tăm vốn dĩ không thuộc về bất kỳ người nào. Để nổi tiếng, để giàu có, để nắm quyền, người ta phải tiếp cận các thiết chế lớn, vì vị trí mà người đó nắm giữ trong thiết chế quyết định phần lớn các cơ hội để họ có được và duy trì những trải nghiệm giá trị này.
Nếu nhà nước tập quyền không thể dựa vào việc khắc sâu tư tưởng trung thành dân tộc tại các trường học tư lẫn công, thì giới lãnh đạo sẽ nhanh chóng tìm cách điều chỉnh hệ thống giáo dục phi tập trung. Nếu tỉ lệ vỡ nợ trong 500 công ty hàng đầu cũng cao như tỉ lệ ly hôn nói chung trong 37 triệu cặp vợ chồng, thì sẽ có thảm họa kinh tế trên quy mô quốc tế. Nếu các thành viên quân đội không dâng hiến đời m.ình cho tổ chức như những tín đồ dâng hiến cho giáo hội thì sẽ có một cuộc khủng hoảng quân sự.
Nghĩ rằng giới triệu phú chẳng tìm được gì ngoài một chỗ trống rỗng và u buồn trên đỉnh xã hội; nghĩ rằng người giàu không biết làm gì với tiền của họ; nghĩ rằng người thành đạt trở nên chán ngấy mấy trò phù phiếm, và rằng người sinh ra ở vạch đích cũng nghèo và nhỏ bé – nhìn chung, suy tưởng về nỗi phiền muộn của tầng lớp giàu có thật ra chỉ là cách mà người không giàu cam chịu thực tại mà thôi. Của cải ở Mỹ trực tiếp làm hài lòng và trực tiếp đưa tới nhiều sự hài lòng hơn nữa. Người thực sự giàu có là người nắm trong tay những phương tiện để hiện thực hóa những sở thích nhất thời, những mơ mộng và [xử lý] chuyện đau ốm nhỏ nhặt theo các cách to lớn.
Một khi chiến tranh được coi là việc của người lính, thì quan hệ quốc tế chính là mối quan tâm của nhà ngoại giao. Nhưng giờ đây khi chiến tranh xem ra đã trở nên toàn diện và thường xuyên, thì môn thể thao tự do của các bậc vua chúa biến thành công việc bắt buộc và tàn sát lẫn nhau của mọi người, còn quy tắc ứng xử danh dự giữa các quốc gia đã sụp đổ. Hòa bình không còn quan trọng, chỉ chiến tranh mới quan trọng. Mọi người và mọi quốc gia hoặc là bạn hoặc là thù, và tư tưởng thù hận trở nên máy móc, tràn lan và thiếu cảm xúc chân thật. Khi hầu như mọi thương lượng nhằm đạt hiệp ước hòa bình có thể bị coi là “nhân nhượng”, nếu không nói là phản bội, thì vai trò tích cực của nhà ngoại giao trở nên vô nghĩa; ngoại giao trở thành khúc dạo đầu của chiến tranh hoặc khoảng lặng giữa các cuộc chiến tranh, và trong bối cảnh đó, nhà ngoại giao bị thay thế bằng giới quân phiệt.
Hình ảnh về quyền lực và về việc ra quyết định là hình ảnh của một xã hội cân bằng, trong đó không có đơn vị quyền lực nào đủ mạnh chỉ để nhích nhiều hơn về phía trước mỗi lần một chút khi thương lượng thỏa hiệp với các thế lực khác, và vì thế ở đó không có sự thống nhất, lại càng không có sự điều phối giữa các tầng lớp cao hơn. Hình ảnh đó, kết hợp với học thuyết về công luận, vẫn là quan điểm chính thức về hệ thống quyền lực dân chủ chính thức, là lý thuyết tiêu chuẩn của phần lớn các nhà khoa học xã hội hàn lâm, và là giả định cơ bản của những công dân có học thức nhất, vốn không phải các phát ngôn viên và nhà phân tích chính trị.
Nhưng khi tình hình lịch sử thay đổi, thì ý nghĩa và hệ quả chính trị của các cơ chế quyền lực cũng thay đổi. Không có gì là thần kỳ hay bất biến về kiểm soát và cân bằng. Vào thời cách mạng, kiểm soát và cân bằng có thể quan trọng như một sự kiềm chế đối với quần chúng vô tổ chức và có tổ chức. Ở thời độc tài khắt khe, chúng có thể quan trọng như một kỹ thuật chia để trị. Chỉ dưới một nhà nước đã hoàn toàn cân bằng và dưới một cơ cấu xã hội cân bằng, thì kiểm soát và cân bằng mới có nghĩa là kiềm chế giới cai trị.
“Khủng hoảng” là một thuật ngữ mang nghĩa xấu, vì quá nhiều người ở vị trí cao viện vào nó để che giấu những chính sách và việc làm khác thường của họ; thực tế là chính sự thiếu vắng các cuộc khủng hoảng là đặc tính chủ yếu của tình trạng suy thoái đạo đức ở cấp cao hơn. Vì khủng hoảng đích thực liên quan đến tình huống trong đó mọi người nói chung được giới thiệu các giải pháp thực sự mà ý nghĩa đạo đức của nó rõ ràng được mở rộng cho tranh luận công khai. Suy thoái đạo đức cao hơn, việc suy yếu các giá trị cũ hơn nói chung và cách tổ chức vô trách nhiệm không liên quan đến bất kỳ cuộc khủng hoảng công khai nào; trái lại, chúng là những vấn đề về một sự thờ ơ đang lan rộng và một sự mọt ruỗng thầm lặng từ bên trong.
Câu quote hay:
Uy tín là cái bóng của tiền bạc và quyền lực.
Toàn bộ nền chính trị là một cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực và loại quyền lực tối hậu chính là bạo lực.
Nói đến giới tinh hoa quyền lực là nói tới giới chính trị, kinh tế, và quân sự vốn là một tập hợp phức tạp nhiều nhóm chồng chéo nhau chia sẻ các quyết định có hệ quả ít nhất là mang tầm quốc gia.
[…] thị trường là tối thượng, và trong nền kinh tế thần kỳ của các doanh nghiệp nhỏ không thể có một trung tâm độc tài nào. Và trong lĩnh vực chính trị cũng vậy, sự phân chia và thế cân bằng về quyền lực thắng thế, do đó không có cơ hội cho chế độ chuyên quyền.
Nếu không có nền kinh tế công nghiệp, thì quân đội hiện đại như quân đội của Mỹ không thể tồn tại; bởi nó là quân đội của máy móc.
Về tác giả:
C. Wright Mills(1916–1962)
Giáo sư ngành Xã hội học công tác tại Đại học Columbia trong giai đoạn 1946–1962. Ông là nhà phê bình hàng đầu của nước Mỹ thời hiện đại với rất nhiều xuất bản phẩm ở dạng báo chí và sách vở.
Các tác phẩm nổi tiếng:
From Max Weber: Essays in Sociology (1946)
The New Men of Power: America's Labor Leaders (1948)
The Puerto Rican Journey (1950)
White Collar: The American Middle Classes (1951)
Character and Social Structure (1953)
The Power Elite [Giới tinh hoa quyền lực] (1956)
The Causes of World War Three (1958)
The Sociological Imagination (1959)
Về dịch giả:
Nguyễn Thành Châu
Nguyên Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alpha Books |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 2282992802209 |
fahasa nhà sách nhà sách fahasa fahasa quân vương - thuật cai trị marco polo marco polo - từ venice tới thượng đô nhã nam stephen hawking bestbooks sách đất rừng phương nam tuổi thơ dữ dội sách tô màu dành cho người lớn elon musk steve jobs trump henry ford hòn tuyết lăn donald trump tiểu sử hòn tuyết lăn warren buffet tesla tiki trading bts stephen king tuệ nghi từ điển tiếng em một cuốn sách buồn... cười để yên cho bác sĩ hiền giải ngải ký