Gói 12ml dung dịch sát khuẩn trừ các loại nấm bệnh cây trồng Physan 20 SL gói 12ml
Gói 12ml dung dịch sát khuẩn trừ các loại nấm bệnh cây trồng Physan 20 SL gói 12ml
Mô tả ngắn
Sức Khỏe > Vật tư y tế > Dụng cụ sơ cứu > Thuốc sát trùng & khử trùng y tế || Gói 12ml dung dịch sát khuẩn trừ các loại nấm bệnh cây trồng Physan 20 SL gói 12ml
Giới thiệu Gói 12ml dung dịch sát khuẩn trừ các loại nấm bệnh cây trồng Physan 20 SL gói 12ml
Gói 12ml dung dịch sát khuẩn trừ các loại nấm bệnh cây trồng Physan 20 SL gói 12ml
Thành phần: Quaternary Ammonium Salts 20%.
Chế phẩm sát khuẩn Physan 20SL đặc trị THỐI NHŨN.
Qui cách sản phẩm: gói 12ml
Chuyên đặc trị các bệnh : cháy bìa lá, thối nhũn, thối thân, vàng rụng lá, nấm hồng
Hiệu quả ngay sau khi phun 10 phút nên tránh được rủi ro do trời mưa
Bệnh cháy bìa lá rất dễ nhầm lẫn với các bệnh vàng lá thông thường nên cần lưu ý phân biệt. Bệnh có thể xảy ra ở cả cây lúa
Lưu ý: Chế phẩm mạnh nên phải pha đúng liều
Liều lượng 2cc/1Lit nước
Khi cắt lá hay thân cây lan nên phun nước có pha Physan 20 với liều lượng 1 thìa súp cho 4 lít nước. DIỆT BỆNH Xin lưu ý trên đây chỉ là những chất để khử trùng cho các vết cắt trên cây lan. Nếu cây lan đã bị vi trùng xâm nhập muốn chữa trị phải dùng những thứ chế phẩm khác mới có hiệu quả. Muốn trừ bệnh có 2 phương cách: Phòng Ngừa và Chữa bệnh. Muốn phòng ngừa chúng ta phải gìn giữ cho cây được: • Thoáng gió không nên để cây vào chỗ kín gió, cây phải để xa, đừng để lá chạm vào nhau. • Không nóng quá và không lạnh quá. • Độ ẩm phải trên 40% và không quá 80% • Không nên tưới nước vào những ngày lạnh dưới 55°F hay 13°C mà không có nắng. • Không nên tưới quá thường xuyên mà phải đợi cho vật liệu trồng lan gần khô rồi mới tưới. • Không nên ngâm nhiều cây cùng trong một chậu nước. • Nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh nên tìm cách chữa ngay. • Phun chế phẩm khử trùng mỗi tháng 1 lần, khử nấm vào khi trời lạnh mà lại ẩm ướt hay khi có dấu hiệu. Lan thường hay bị 4 chứng bệnh: Thối lá (bacterial leaf rot) Thối rễ (bacterial root rot) và Thối ngọn (Crown rot). Nấm (fungus)
Thối lá Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun chế phẩm Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.
Thối ngọn Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của lan Cymbgidium, Cattleya và Dendodrobium và ngọn cây Vanda, Renanthera, Phalaenopsis thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v... Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.
Thối rễ Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 ph