Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Quốc (sách chuyên khảo)

Sách chuyên khảo "Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc" do TS. Lê Trung Kiên biên soạn. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ lịch sử lâu đời. Từ hàng n...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Quốc (sách chuyên khảo)

Sách chuyên khảo "Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc" do TS. Lê Trung Kiên biên soạn. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ lịch sử lâu đời. Từ hàng ngàn năm nay, cả hai dân tộc đã có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Pháp luật hình sự của Việt Nam và Trung Quốc đều thuộc hệ thống pháp luật thành văn (civil law) và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư duy lập pháp kiểu Liên Xô. Sau khi giành được độc lập, với sự giao lưu, hợp tác, học hỏi từ các nhà khoa học pháp lý của Liên Xô, pháp luật hình sự của hai nước được xây dựng dựa trên những lý luận cơ bản của hệ thống pháp luật hình sự Xô Viết nên có nhiều điểm tương đồng.

Bên cạnh đó, cả hai nước đều lấy chủ nghĩa Mác làm cơ sở lý luận, làm nền tảng để xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Xét trên phương diện kinh tế, hai nước cũng đều trải qua quá trình từ xây dựng nền kinh tế tập trung, hành chính, bao cấp đến thực hiện chính sách cải cách mở cửa và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

Trong lý luận về Luật hình sự của cả hai nước, hệ thống hình phạt luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với Luật hình sự Việt Nam thì trong quá trình phát triển của Luật, hệ thống hình phạt cũng luôn có sự thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những hình phạt được bổ sung và cũng có hình phạt bị xoá bỏ.

Ví dụ: trong Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt trục xuất là hình phạt mới được bổ sung. Trong khi đó hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng không được giữ lại trong Bộ luật hình sự năm 1998. Khi quy định hệ thống hình phạt, Luật hình sự không chỉ là liệt kê các hình phạt mà còn xác định nội dung, mức độ cũng như các điều kiện áp dụng của từng hình phạt. Do vậy, sự thay đổi hệ thống hình phạt không chỉ là sự thay đổi danh mục các hình phạt mà còn là sự thay đổi nội dung, mức độ cũng như điều kiện áp dụng của các hình phạt.

Xu hướng thay đổi hệ thống hình phạt là mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không tước tự do và hạn chế bớt phạm vi áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tước tự do nhất là hình phạt tù chung thân. Còn đối với Luật Hình sự Trung Quốc thì cơ bản là mô hình thẩm vấn tội phạm. Tuy nhiên, so với bộ luật Hình sự của Việt Nam, bộ luật Hình sự Trung Quốc mang nhiều yếu tố tranh tụng hơn vì mục đích của Trung Quốc là phải bảo đảm việc điều tra sáng tỏ bản chất của tội phạm một cách chính xác nhất, để có thể kịp thời trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật, để đảm bảo cho người vô tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, để người dân tăng cường nhận thức về sự cần thiết khi phải chấp hành pháp luật.

Hiểu được vấn về đó, Nhà xuất bản Tư pháp đã biên soạn cuốn “Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc” của TS. Lê Trung Kiên nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

1.1. Khái quát hệ thống hình phạt

1.2. Lịch sử hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Trung Quốc

1.3. Lịch sử hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

Chương 2. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Khái quát về hình phạt tử hình

2.2. Các nghiên cứu liên quan đến hình phạt tử hình

2.3. Tử hình trong Luật hình sự Trung Quốc

2.4. Tử hình trong Luật hình sự Việt Nam

2.5. So sánh hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 3. HÌNH PHẠT VỀ TỰ DO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

3.1. Tổng quan hình phạt về tự do

3.2. Nghiên cứu một số vấn đề có liên đến quan hình phạt về tự do

3.3. Hình phạt về tự do trong Luật hình sự Trung Quốc

3.4. Hình phạt về tự do trong Luật hình sự Việt Nam

3.5. So sánh hình phạt Việt Nam và Trung Quốc về tự do trong Luật hình sự

Chương 4. HÌNH PHẠT VỀ TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

4.1. Khái quát hình phạt về tài sản

4.2. Một số nghiên cứu liên quan đến hình phạt về tài sản

4.3. Hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Trung Quốc

4.4. Hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

4.5. So sánh, đánh giá hình phạt về tài sản trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 5. HÌNH PHẠT TƯỚC BỎ TƯ CÁCH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

5.1. Khái quát về hình phạt tước bỏ tư cách

5.2. Hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Trung Quốc

5.3. Hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Việt Nam

5.4. So sánh hình phạt tước bỏ tư cách trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc

Chương 6. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

6.1. Một số yêu cầu cần bảo đảm khi tiến hành hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

6.2. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Quốc (sách chuyên khảo)
Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Quốc (sách chuyên khảo)

Giá MECH

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tư Pháp
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tư Pháp
SKU7157887086061
Liên kết: Nước cân bằng trắng da White Seed Brightening Toner The Face Shop (160ml)