Khi Robin Chase đồng sáng lập ra Zipcar, cô không chỉ khởi sự một công cuộc kinh doanh mà còn đưa ra nền tảng cho một trong những ý tưởng quan trọng nhất về kinh tế và xã hội của thời đại: nền kinh tế hợp tác. Trong cuốn sách “Nền kinh tế chia sẻ: Tái thiết chủ nghĩa tư bản dựa trên sức mạnh kết nối”, cô mở rộng tư duy của chúng ta về các cách thức mà nền kinh tế có thể chuyển hóa và chỉ ra cách các Công ty Chia sẻ đang thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Những sức mạnh lớn lao nhất của con người được kết hợp với sức mạnh của các tập đoàn để tạo nên tổ chức chia sẻ, hình thành lực lượng sáng tạo và có thế lực. Các Công ty trong hợp tác này mang đến sức mạnh có tính công nghiệp về quy mô và tài nguyên, và những Người chia sẻ quy tụ lại những sức mạnh mang tính cá nhân như địa phương hóa, khác biệt hóa và tinh chỉnh hóa, mở khóa cho nền kinh tế hợp tác. Khi những nền tảng như vậy được khai thác đến mức tới hạn và đa dạng các bên tham gia, một hệ thống hoàn toàn mới được giải phóng.
Cuốn sách này sẽ trả lời nhiều câu hỏi xung quanh nền kinh tế chia sẻ:
Nền tảng kinh tế đằng sau sự chuyển đổi này là gì?
Cơ cấu tổ chức cung cấp quyền hạn cho nó là gì?
Nó có ý nghĩa gì đối với việc làm và cách mọi người tìm việc và kiếm sống?
Mô hình này có thể tạo ra những điều kỳ diệu nào?
Làm thế nào để bạn xây dựng được một nền tảng từ con số 0?
Vai trò của chính phủ là gì? Làm thế nào để các thể chế lớn chuyển đổi?
Công ty Chia sẻ dân chủ hóa quyền lực hay tước bỏ quyền lực của mọi người?
Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng Công ty Chia sẻ để giải quyết những thách thức lớn nhất của chúng ta, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu?
Tương lai của chúng ta sẽ như thế nào?
Mô hình Công ty Chia sẻ đã “thay áo” cho thế giới kinh doanh, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ. Trong suốt cuốn sách này, Robin Chase sẽ cung cấp bằng chứng về cách thức mô hình Công ty Chia sẻ có thể tiếp nhận thế giới đang thay đổi nhanh chóng này và biến nó thành một thế giới mà chúng ta muốn sinh sống: bền vững, công bằng, phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng.
Mục lục:
Giới thiệu
Phần 1: Những viên gạch nền
“Xin chào, Zipcar. Tôi Robin đây.”
Công suất dư thừa
Nền tảng cho sự tham gia
Kết hợp tất cả
Phần 2: Thực thi
Từ con số 0
Vì mọi người
Nắm bắt sự đổi thay
Phần 3: Biến đổi tương lai
Ai sở hữu vàng?
Chỉ rõ những thách thức lớn nhất
Điều gì xảy ra tiếp theo
Ghi chú
Trích đoạn sách:
Zipcar được thành lập vào ngày tựu trường tươi sáng vào tháng Chín năm 1999. Dù ở độ tuổi nào, tháng Chín luôn là thời điểm trong năm tôi thường dành để nghĩ về tương lai, sự thay đổi và những hứa hẹn của một năm dài phía trước. Có lẽ điều này là do tôi sống ở một thị trấn tập trung nhiều trường đại học ở vùng đông bắc với hàng đoàn nam thanh nữ tú với ba lô chất đầy đồ dùng kéo về đây ngay khi những hàng cây thay lá và những cơn gió ùa về. Tháng Chín năm đó Antje và tôi ngồi ở Ras Café, cách trường tiểu học của các con vài dãy nhà, vài giờ trước giờ tan học.
Tôi chắc hẳn là mảnh ghép hoàn hảo của cô ấy: đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm. Gần đây tôi đã tham dự một buổi họp lớp Trường Quản trị Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp và thành công của các bạn cùng lớp. Metro Boston là vườn ươm các công ty khởi nghiệp công nghệ vào thời điểm đó. Raytheon, DEC, Data General, Wang và EMC đều đã được thành lập ở đây – nó tương đương với Bờ Đông của Thung lũng Silicon. Sự bùng nổ dot-com làm say mê các nhà đầu tư và doanh nhân khởi nghiệp, đạt đến đỉnh điểm một năm sau đó, vào tháng Ba năm 2000, với chỉ số NASDAQ ở mức cao nhất mọi thời đại.
Tôi không chỉ sẵn sàng khởi nghiệp, mà còn nhắm đến thị trường chia sẻ xe hơi. Chồng tôi lái xe ô tô đến văn phòng ở ngoại ô mỗi sáng, và chiếc xe sẽ nằm trong một bãi đậu xe cả ngày. Và dù đôi khi chắc chắn mình cần một chiếc ô tô, nhưng tôi hoàn toàn không muốn mua một chiếc xe khác, đậu nó trên đường trong khu phố của mình, bảo dưỡng và bới tìm nó trong đống tuyết sau cơn bão. Tôi không muốn đối mặt với việc nhớ lại những ngày người ta quét dọn đường phố luân phiên hằng tháng và lao ra ngoài để đánh xe đi khi nghe thấy cảnh báo lúc 7 giờ sáng từ loa của xe đầu kéo. Đối với tôi, như hầu hết những người dân sống ở thành phố và không cần ô tô để đi làm, chi phí sở hữu một chiếc xe lớn hơn nhiều lợi ích nó có thể mang lại. Một lần, có thể là hai lần, do cần kíp, tôi buộc phải mượn xe của một người hàng xóm. Nhưng việc hỏi mượn thường xuyên sẽ khiến tôi cảm thấy mình là một kẻ ăn mày lười biếng. Tôi cần Zipcar.
Hai tháng sau khi bắt tay hợp tác, chúng tôi nhận được khoản đầu tư thiên thần đầu tiên, 50 nghìn đô-la, từ Jeannie Hammond, một người bạn cùng lớp ở MIT. Phần lớn số tiền đó dành cho Jim Lerner, một kỹ sư đã hợp tác chặt chẽ với tôi để xây dựng trang web đầu tiên của Zipcar, trang ứng dụng thành viên, quy trình đặt xe và thanh toán, hệ thống quản lý đội xe cơ bản và tích hợp cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho những hoạt động kể trên. Một phần tiền đáng kể nhưng ít hơn để dành cho việc thiết kế logo và trang web. Bốn tháng sau, Zipcar còn 68 đô-la trong tài khoản ngân hàng và ba ngày trước khi ra mắt. Kế hoạch là đặt bốn chiếc ô tô vào bốn chỗ đậu xe riêng, ở bốn điểm dừng tàu điện ngầm liên tiếp giữa Cambridge và Boston. Chúng tôi đã có một chiếc Volkswagen Beetle màu vàng chanh mới được đặt tên là Betsy. Tôi đã tự mua chiếc xe, dùng căn nhà làm tài sản thế chấp và trả góp 299 đô-la mỗi tháng. Ba chiếc xe còn lại, tất cả đều là dòng Volkswagen – một chiếc Beetle, một chiếc Golf và một chiếc Passat – đã được lên lịch chuyển giao vào sáng hôm sau.
Sau đó, tôi nhận được cuộc gọi từ phó chủ tịch của công ty cho thuê. Anh ta thông báo với tôi rằng anh ta sẽ cảm thấy “thoải mái hơn” với khoản tiền đặt cọc 7.000 đô-la cho mỗi chiếc xe trước khi giao xe cho chúng tôi. Chắc hẳn bạn nghĩ tôi đang lo sốt vó.
Thay vào đó, tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi. Vạn sự khởi đầu nan. Đây chỉ là một trở ngại khác mà thôi. Lúc đó đã là buổi chiều muộn và tôi không còn tâm trí nào để suy nghĩ về các lựa chọn, vì vậy để đỡ căng thẳng và đã có lịch trình từ trước, 6 giờ tối hôm đó tôi đến tham dự buổi tiệc ra mắt một dự án khởi nghiệp khác. Buổi tiệc chiêu đãi diễn ra trong một khu nhà xưởng vừa được sửa sang lại: nền xi măng, tường mới sơn trắng, những chiếc bàn phục vụ ăn uống dài phủ khăn trắng kê sát tường. Tôi vừa bước vào thì Juan Enriquez, một nhà đầu tư thiên thần mà tôi đã liên hệ, xuất hiện. Sau này tôi trở nên thân thuộc với Juan hơn, nhưng vào tháng Sáu năm đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn trực tiếp và thẳng thắn.
“Chào, Robin. Zipcar thế nào rồi? Tôi có thể giúp gì cho cô?”
“Tôi cần 25.000 đô-la vào sáng mai.”
“Chốt,” anh ấy nói.
Và thực sự, đến chín giờ sáng hôm sau, khi tôi gọi đến ngân hàng, tiền đã vào tài khoản. Tôi trả tiền người cho thuê xe, nhận ô tô và bắt tay vào vận hành Zipcar.
Nhưng tôi vẫn phải huy động tiền mặt. Năm 2000, các mạng lưới trực tuyến và cổng tiếp thị kết nối những người cấp vốn với những nhà cải cách tiềm năng vẫn chưa lộ diện, vì vậy cho vay chia sẻ, huy động vốn từ cộng đồng và mua sắm một cửa không phải là lựa chọn đối với các nhà đầu tư thiên thần.
Lần đầu tôi được cảnh báo về việc các nhà đầu tư mạo hiểm và tôi có thể không có chung tầm nhìn là vào cuộc gặp lần thứ ba của tôi với một trong những người sáng lập ra một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Boston. Chúng tôi đã ăn trưa cùng nhau trong phòng ăn thuộc tòa nhà văn phòng sau một cuộc họp. Tôi biết rằng ông ấy cũng có con – tận chín đứa! Tôi là con thứ năm trong một gia đình sáu người. Tôi nói với ông ấy rằng bộ phim yêu thích của tôi hồi nhỏ là Peter Pan, và sau khi xem xong bộ phim lần đầu trên tivi, khi năm hoặc sáu tuổi, tôi đã trèo lên nóc tủ quần áo trong phòng ngủ chung rồi nhảy xuống với hy vọng mình có thể bay.
Tôi tiếp đất với một cú giáng mạnh.
Ông cũng kể cho tôi nghe chuyện ông từng đặt một trong những đứa con của mình, lúc hai tuổi, lên tủ trang điểm trong phòng ngủ. Giang tay về phía con, ông nói, “Nhảy xuống đi! Nhảy xuống đi!” Đứa bé ngập ngừng. “Nhảy đi! Bố sẽ đỡ,” ông lặp lại. Đứa bé nhảy xuống, còn ông lùi lại để thằng bé ngã. “Tôi đã dạy các con ngay từ khi còn nhỏ rằng chúng không được tin tưởng bất kỳ ai.”
Câu chuyện đó cứ lởn vởn trong đầu tôi trên chuyến tàu điện ngầm trở về nhà, và khi đi đón các con tôi lúc đó sáu, chín và mười hai tuổi từ trường về. Câu chuyện hiện ra trong đầu tôi suốt cả buổi chiều. Và tôi đã kể chuyện đó với chồng sau khi các con đã ngủ. Dường như tôi và các nhà đầu tư mạo hiểm có thế giới quan hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ bạn có thể tin tưởng mọi người. Rằng đại đa số mọi người đều tốt. Rằng tôi có thể trông cậy cha tôi, và thậm chí một người xa lạ, giang tay đón đỡ nếu tôi ngã xuống. Mỗi ngày, tôi luôn cố gắng một cách ngây thơ để tìm kiếm và xây dựng thế giới mà mình muốn sống trong đó. Ngay từ đầu, tôi đã coi Zipcar là ví dụ cho thấy một lối tư duy khác về kinh doanh, trong đó các giả định về lòng tin, trách nhiệm và sự cộng tác đã thay đổi.
BA NIỀM TIN CỦA TÔI
Ba niềm tin cơ bản nhất của tôi, thứ khiến tôi tin rằng Zipcar sẽ ổn, đã khiến hầu hết các nhà đầu tư và phóng viên kinh doanh nín thở.
Luận điểm số 1 của Robin: Mọi người sẵn sàng “chia sẻ” ô tô thay vì sở hữu do tính hiệu quả kinh tế.
Phản ứng của nhà đầu tư: Người Mỹ có xu hướng tâm lý tự phụ và sở hữu. Người Mỹ có mối quan hệ đặc biệt với ô tô của mình và địa vị xã hội của họ gắn liền với ô tô. Chúng tôi không muốn sử dụng ô tô. Chúng tôi muốn sở hữu chúng.
Luận điểm số 2 của Robin: Một nền tảng công nghệ tận dụng mạng Internet và công nghệ không dây giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.
Phản ứng của nhà đầu tư: Rào cản công nghệ quá lớn, quá phức tạp. Nó chưa từng được thực hiện trước đây. Cô không phải là một kỹ sư.
Luận điểm số 3 của Robin: Công ty có thể tin tưởng để mọi người đón và trả xe mà không cần giám sát, hãy đổ đầy xăng bằng thẻ tín dụng của công ty và mang theo rác khi đi.
Phản ứng của nhà đầu tư: Những người làm việc đó ở châu Âu là người Thụy Sĩ! Người Mỹ chúng ta sẽ không bao giờ đối xử tốt với ô tô như vậy.
Từ “chia sẻ” được đặt trong ngoặc kép trong luận điểm đầu tiên vì tôi biết khoảng 40% những người được khảo sát vào mùa thu năm 1999 có những liên tưởng thực sự tiêu cực với từ đó. Đối với họ, chia sẻ ngụ ý “bẩn thỉu”, “chất lượng kém”, “phải chờ đợi” và “lối sống hippie” – những phẩm chất khác xa với dịch vụ mà chúng tôi dự định xây dựng. Kết quả là, tôi đã từ bỏ việc sử dụng từ chia sẻ, nhưng không từ bỏ ý tưởng. Chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ biến việc chia sẻ thành một chuyển đổi liền mạch và hiệu quả. Zipcar sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và khách hàng của chúng tôi sẽ không phải điều phối với những người khác hoặc chờ đến lượt.
Hóa ra, niềm tin của tôi vào tiềm năng của xu thế chia sẻ đã báo trước những gì sẽ diễn ra trên mạng xã hội trong thập kỷ sau đó. F và các công ty truyền thông mạng xã hội khác đã định danh lại hoàn toàn từ chia sẻ. May mắn thay, dự đoán của tôi rằng mọi người sẵn sàng chia sẻ là chính xác. Chỉ một phút sau khi trang web Zipcar đi vào hoạt động (nhưng trước khi ra mắt), điện thoại đã đổ chuông.
“Xin chào, Zipcar xin nghe. Tôi Robin đây. Tôi có thể giúp gì cho anh?”
“Xin chào, tôi muốn thuê một chiếc ô tô.”
“Anh đang đùa tôi à? Chúng tôi chỉ vừa mới hoạt động! Điều này thật phi thường! Chắc chắn rồi!”
Và thế là Craig Kleffman trở thành thành viên đầu tiên của Zipcar. Anh ấy thuê ô tô của chúng tôi theo giờ để vận chuyển dàn trống của mình đến các buổi biểu diễn và thuê chúng theo ngày để tự đi đến các cuộc thi ba môn phối hợp diễn ra ở vùng ngoại ô mà anh ấy tham dự. Đối với những người như Craig, sống ở các thành phố và không cần lái xe ô tô đi làm, việc sở hữu ô tô cộng với việc phải đi thuê xe nghĩa là họ có nhiều xe hơn mức thực sự muốn sử dụng. Mọi người chọn Zipcar vì chia sẻ là sự lựa chọn thông minh hơn về mặt tài chính – và chúng tôi cũng tuyệt vời, thông minh, vui vẻ, tân tiến, tiện lợi và đáng tin cậy. Sau khi được Avis mua lại vào năm 2013, 13 năm sau khi thành lập, Zipcar đã sở hữu 760.000 thành viên chia sẻ 10.000 chiếc xe trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Các giao dịch mua xe gần đây của các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hơi địa phương ở Tây Ban Nha và Áo, cũng như ở Paris vào năm 2014 tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận của Zipcar.
Mục tiêu của Zipcar là khiến việc thuê một chiếc xe hơi trở nên dễ dàng và thuận tiện như rút tiền mặt từ máy ATM. Chúng tôi cần cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô đơn giản, thuận tiện, đáng tin cậy – giống như các máy ATM – ở khắp thành phố.
Người dùng cần có thể đặt trước và mở khóa xe ô tô trong vài giây, bất kỳ lúc nào và không có ai đứng chắn giữa họ và xe.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-06-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Mai |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 364 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 7887679655362 |
carl jung địa lý ơn giời freud trả lời cường quốc trong tương lai vũ trụ thiên nga đen tâm lý học đám đông trí tuệ do thái tâm lý học về tiền chiến tranh tiền tệ phù thuỷ chứng khoán chứng khoán tài chính forex bitcoin chết vì chứng khoán blockchain làm giàu từ chứng khoán sách chứng khoán forex 101 thống kê kính tế vĩ mô cha giàu cha nghèo okr xây dựng để trường tồn quản trị chiến lược chiến lược đại dương xanh đại dương xanh năng đoạn kim cương nhà lãnh đạo không chức danh