Kể từ giữa thập niên 1970, xu hướng chính trị thế giới đã dần dần tách ra khỏi đạo lộ đối cực để đi vào một hệ thống đa phương. Theo nhiều tài liệu khác nhau, những trung tâm quyền lực chính trị mới của thế giới có thể gồm cả Cộng đồng châu Âu, Liên Xô, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trên định nghĩa kinh tế và quân sự, Trung Quốc có lẽ kém xa hai siêu cường kia và cũng chưa mạnh như hai cường lực còn lại trong một tương lai gần. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dân số to lớn, tài nguyên dồi dào và một diện tích địa lý vĩ đại thì không ai dám phủ nhận là nếu không có những khủng hoảng xã hội - chính trị nội tại nghiêm trọng, Trung Hoa sẽ tiến lên trở thành siêu cường thứ ba và có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên chính trị toàn cầu và an ninh thế giới.
Thương lượng trong hòa bình vốn dĩ phổ thông trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia. Thế nhưng tương quan quốc tế cũng phần lớn bị khống chế bởi các cường lực. Không vấn đề quốc tế nào liên quan đến những bất đồng lại không được hậu thuẫn bằng sức mạnh của quốc gia đứng sau các cuộc đàm phán. Quyền lực quốc gia bao gồm sức sản xuất kinh tế, kỹ thuật, tinh thần dân tộc, các điều kiện địa lý, chính trị, và quân sự Nói gì thì nói, lực lượng quân sự luôn luôn là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Một quốc gia có một quân lực hùng hậu cần phải có một tư tưởng quân sự mạnh mẽ chỉ đạo các lực lượng võ trang trong tổ chức, huấn luyện cũng như lựa chọn chiến lược và chiến thuật. Không có một tư tưởng quân sự thích hợp, một lực lượng quân sự dù có vũ khí và trang bị tân tiến cũng chưa bảo đảm được sẽ thắng trận. Trái lại, nếu có một tư tưởng thích ứng hướng dẫn việc điều động các lực lượng, hiệu năng có thể lên cao và có thể đánh bại một lực lượng địch trang bị tối tân hơn nhưng thiếu tư tưởng hay chiến lược quân sự. Cho nên có thể nói rằng việc thể hiện một tư tưởng quân sự tới một mức độ nào đó phản ảnh việc phát triển kỹ thuật quân sự, và là linh hồn của quân đội. Nó có thể giúp cho quân đội hoàn thành sứ mạng. Ðó là lý do chính yếu tại sao cuốn sách này tập trung vào các tư tưởng quân sự hiện đại của Trung Hoa.
Kể từ thập niên 1950, các học giả phương Tây khi nghiên cứu về quân sự Trung Quốc đã chú trọng đặc biệt tới Quân Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army - PLA), lý thuyết về chiến tranh nhân dân hay những nguyên tắc quân sự, chủ thuyết và chính sách quốc phòng của Trung Quốc đại lục. Rất ít người nghiên cứu sâu hơn về các hệ thống quân sự cận đại hay lịch sử phát triển các tư tưởng quân sự.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của các tư tưởng quân sự Trung Hoa không chỉ liên quan đến việc hoạch định chính sách mà còn quan trọng trong việc hiểu biết Trung Hoa cận đại và các hệ thống quân sự của họ vì hệ thống hiện đại nào cũng bắt nguồn từ lịch sử. Ðó là lý do tại sao nghiên cứu này bàn cả tới một phần triết học quân sự Trung Hoa thời cổ để tìm hiểu sự liên tục và ảnh hưởng tới việc phát triển tư tưởng quân sự Trung Quốc ngày nay.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 9671922512837 |
aristotle diễn biến hòa bình angela merkel socrates quân vương - thuật cai trị bản án chế độ thực dân pháp của nguyễn ái quốc những cuộc chinh phạt của alexander đại đế henry kissinger những anh hùng của lịch sử chính trị học trật tự chính trị bàn về khế ước xã hội nhà xuất bản khoa học xã hội cộng hoà những điểm mới trong các văn kiện đại hội xiii của đảng lý quang diệu émile hay là về giáo dục sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới hồ chí minh kinh doanh sành luật bàn về tự do khế ước xã hội hồ chí minh toàn tập sách về hồ chí minh iliad mao trạch đông hồ chí minh hành trình 79 mùa xuân chu dịch huyền giải lý luận chính trị che guevara