Giới thiệu Sách Những đứng con của cây cầu Long Biên - Tản văn
THÔNG TIN SÁCH Tên sách: NHỮNG ĐỨA CON CỦA CÂY CẦU LONG BIÊN - Tản văn. Thể loại: Tản văn Tác giả: Đông Di Khổ sách: 16 x 24cm Số trang: 256 Bìa mềm Giá bìa: 268.000 Số ISBN: 978-604-333-874-4 Mã vạch: 893-610-781-276-0 Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & NXB Hội nhà văn
CUỐN SÁCH “NHỮNG ĐỨA CON CỦA CÂY CẦU LONG BIÊN” GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH NHỮNG ĐỨA CON CỦA CÂY CẦU LONG BIÊN Cuốn sách dành cho những người yêu Hà Nội, những người yêu văn hóa Pháp. Trong suy nghĩ của nhiều người khi nghe nói về Hà Nội thường liên tưởng tới hình ảnh công trình kiến trúc Nhà hát Lớn, nhà Bác Cổ, phố Tràng Tiền... Thành phố của những chàng trai sẽ luôn vận complet, áo trắng cổ cồn là ủi phẳng phiu, sạch sẽ đóng bộ cùng cà vạt, giầy Tây sáng bóng mỗi khi ra khỏi nhà, Hà Nội của những thiếu nữ luôn thướt tha với những tà áo dài, đầu tóc chải gọn gàng, dung nhan tươi cười mỗi khi ra ngoài phố. Với tác giả, Hà Nội được tính là đô thị hiện đại kể từ năm khánh thành cây cầu Long Biên, năm 1902 và vùng đất lãng mạn nhất của thành phố chính là bãi Giữa sông Hồng. Cuốn sách được chia làm hai phần lớn: Phần đầu là những trang viết của tác giả Đông Di về những ký ức với cây cầu Long Biên. Phần hai là những góc nhìn của các nhà phê bình văn học như: Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên; nhà văn - nhà báo Lê Anh Hoài... về Đông Di và cuốn sách “Những đứa con của cây cầu Long Biên”. Cuốn sách này của Đông Di là hồi ức của một đứa trẻ trong số “những đứa con của cây cầu Long Biên” thập niên bảy mươi thế kỷ hai mươi. Khi ấy cây cầu dài đầu tiên do người Pháp bắc qua sông Hồng đã có tuổi đời bảy mươi năm. Cầu Long Biên là cây cầu nối hai bờ nam bắc sông Hồng, nội thành ngoại thành, và cũng đồng thời như một sự khơi dẫn cho những xúc cảm nối giữa quá khứ với hiện tại, Đông với Tây, cũng là điểm tựa để Đông Di đưa Tây Độc đến tìm về những mảnh vụn thị dân Hà Nội của những ngày sau Đổi mới. Những tản văn trong “Những đứa con của cây cầu Long Biên” cứ thế châu tuần, quấn quýt lấy cái trung tâm/điểm tựa kia, khi được kéo lùi về cả trăm năm, khi lại hiển hiện rõ ràng ngay trước mắt. Cây cầu Long Biên như một quy chuẩn để định vị, là khi gặp lại người bạn thời thơ ấu đã lớn lên cùng nhau, những buổi trưa la cà ở trên con phố Phan Đình Phùng nhặt quả sấu chín rụng. “Những đứa con của cây cầu Long Biên” cho khá nhiều cảm xúc bâng khuâng, day dứt về quá khứ, trăn trở hiện tại nhưng cũng thấy lòng yêu mãnh liệt của tác giả với quê hương. Yêu và trở về bên cây cầu Long Biên không phải “một liều ba bẩy cũng liều” mà “Đã mang lấy nghiệp vào thân/Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”.