Mùa Lá Rụng Trong Vườn
Trước năm 1975, văn học Việt Nam đã có một quá trình “tắm táp” qua những cung bậc cảm chương khác nhau, nhưng hầu như đều sẽ nằm trong một từ trường có tầm ảnh hưởng - đó là cách mạng. Sự khởi nhóm của cách mạng đã mang đến một nguồn cảm hứng dạt dào để các nhà thơ nhà văn được vươn m.ình trong một xã hội đa dạng theo cấp độ tăng tiến: sự rục ruỗng của phong kiến, sự oằn oải của những số phận bất hạnh, sự nực cười và tàn nhẫn của giai cấp thống trị, sự câng xáo của đám đế quốc, thực dân; nỗi đau và nước mắt, hạnh phúc và sự hy sinh, tất thảy chia ly và mong nhớ từ những tháng năm chiến tranh,
Sau năm 1975, văn học Việt Nam được đón một làn gió mới. Những cảm xúc dữ dội và háo hức được thay thế bởi một làn sóng êm bình hơn. Nhưng cái êm bình ấy không đại diện cho một thời bình hoàn mỹ, mà các tác giả tập trung vào những làn sóng ngầm ồ ạt trong lòng xã hội, trong tâm lý, tính cách con người thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa cả nước.
Mùa lá rụng trong vườn là một trong những tác phẩm văn chương tiêu biểu nhất giai đoạn này. Khai thác đề tài gia đình, nhà văn Ma Văn Kháng không bám riết vào những cảm tình đơn thuần, mà ông đặt nó trong mối quan hệ với sự vận động của thời đại. Gia đình, khi đã đi ra khỏi chiến tranh, khi ở trong năm tháng đất nước đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, thì sẽ có diện mạo như thế nào?
Lấy cảm hứng từ những gốc cây mùa thay lá, từ những chiếc lá non đang trồi ra mơn mởn và những mống lá vàng khô khốc tàn rụi sẽ phải buông m.ình và vùi lấp trong đất mẹ, nhà văn Ma Văn Kháng đã cất lên câu chuyện gia đình - trong yêu cầu đổi mới tư tưởng và cách sống, những nhân tính và tình cảm bị chi phối ra sao bởi cơ chế thị trường.
Những mục tiêu kinh tế mới, những ham muốn vật chất tầm thường được gọi dậy, cái nền nã tốt đẹp bị những cái dục vọng xấu xa che lấp, khiến con người trở nên ích kỷ, tàn nhẫn.
Bên cạnh đó, Mùa lá rụng trong vườn cũng là tiếng níu tỉnh thức những con người đắm chìm trong những giá trị truyền thống một cách cố chấp. Thời đại thay đổi, có những giá trị đã không còn phù hợp, những tư tưởng thủ cựu đã không thể ràng buộc được con người mới nữa. Trong Mùa lá rụng trong vườn, ông Bằng - nhân vật người cha chính là một điển hình “con người cũ” như vậy, lúc nào cũng coi trọng danh dự, vì danh dự mà ông có thể thẳng thừng từ chối lắng nghe con trai m.ình, đuổi anh con trai ra khỏi nhà. Nhưng, chính trong ông cũng đang có những lớp sóng dồn, chính sau những khoe khoang về những người con khác, ông vẫn đau đáu nghĩ tới người con đã bị m.ình bỏ rơi. Mãi đến lúc con trai mất ở nơi đất khách, mãi đến khi ông giã từ cõi đời này, ông mới ngộ ra cái cách giáo dục hà khắc, cổ hủ của m.ình. Danh dự, vì từ này mà ông đã sống một cuộc đời thui thủi nặng nề.
Lá rụng thì về cội, người phải nhớ đến cội nguồn. Nhưng lá rụng, cũng là để những lớp lá mới được sinh trưởng. Ngộ tính của con người cũng vậy, qua một mùa lá vàng, hãy tưởng niệm, hãy chăm cái gốc nguồn nhưng cũng hãy tận hưởng vẻ đẹp của những lớp lá xanh, chăm bón cho nó mọc đúng đường đúng lối.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | CÔNG TY TNHH PHÁT HÀNH S BOOKS |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
SKU | 4832429543104 |
himalaya phan quang phấn nhã nam huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách dế mèn phiêu lưu ký tiki trading đừng bao giờ đi ăn một mình trinh thám bạch dạ hành chữ xưa còn một chút này gửi tôi ở một thế giới song song nào đó dương thuỵ skybooks mùi hương tây du ký haruki murakami kê trộm sách 451 độ f đi qua hoa cúc lấy nước đường xa rừng na uy khi hơi thở hóa thinh không bố già mùi hương trầm du ký rừng đàn bà điên loạn sài gòn văn học