“Nhân quyền của người Việt - từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long” dựa theo tiêu chuẩn quyền con người vốn là giá trị quý giá nhất của chung nhân loại – qua đó có thể đánh giá trình độ phát triển của mỗi dân tộc, chúng ta tự hào Bộ luật Hồng Đức như bộ luật nhân quyền đầu tiên của người Việt mà vị vua thứ tư của triều đại Hậu Lê (1428 – 1789) là vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497, trị vì 1460 – 1497) đã dày công tổng hợp, sáng tạo nên. Vua Lê Thánh Tông xứng danh một ế s.ĩ tiên phong vĩ đại của phong trào quốc tế vì quyền con người ở khu vực Đông Nam châu Á lúc bấy giờ, dù vào thế kỷ XV, khái niệm về nhân quyền chưa xuất hiện.
Ở tác phẩm này, 24 quyền con người trong Bộ luật Hồng Đức liên quan đến cá nhân, tập thể, xã hội được thể hiện bao quát ở nhiều lĩnh vực: từ quyền dân tộc tự quyết, quyền sống, quyền bình đẳng cho đến quyền tư hữu ruộng đất, quyền thừa kế tài sản, quyền tự do ngôn luậ Thậm chí, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật cũng được thể hiện trong Quốc triều hình luật.
Sau này, nhà Nguyễn (1802 – 1945) đã tiếp tục kế thừa, phát triển bộ luật ấy thông qua Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) – bộ luật cơ bản của triều Nguyễn do vua Gia Long – vị vua khai sáng triều Nguyễn quan tâm, trực tiếp chỉ đạo thực hiện và ban hành năm 1815. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống nhân quyền lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long đã dành chương III và chương IV để nghiên cứu Bộ luật Gia Long, dẫn chứng những điều luật trong bộ luật này, từ đó thể hiện cụ thể những vấn đề nhân quyền cơ bản, được Bộ luật Gia Long quan tâm, phát triển và cụ thể hóa trong những điều luật.
Các tác giả cũng dành riêng một chương (chương V) để "giải oan" cho Bộ luật Gia Long khi cho rằng lâu nay, đa phần khi nhìn nhận về bộ luật này, xem đây là bộ luật sao chép chủ yếu từ luật của nhà Thanh, làm yếu hoặc thiếu tính dân tộc. Tuy nhiên, bằng những luận chứng cụ thể và những đánh giá mới của các nghiên cứu gần đây, tác phẩm cho rằng:
"Riêng trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền con người, Hoàng Việt luật lệ - bộ luật cơ bản của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, đã kế thừa và phát triển Quốc triều hình luật - như bộ luật nhân quyền đầu tiên của người Việt, ra đời vào nửa sau thế kỷ XV".
***
NHÂN QUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT - TỪ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC ĐẾN BỘ LUẬT GIA LONG
Tác giả: Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa
Nhà xuất bản: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
***
Thông số cơ bản:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 408 trang
Trọng lượng: 400 g
Phát hành: 2023
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 6112328443938 |
hợp đồng đặt cọc nhà đất kinh doanh sành luật luật bộ luật hình sự sách luật đất đai 2021 đấu thầu luật dân sự bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự 2015 luật kinh doanh bảo hiểm luật lao động 2021 luật dân sự 2020 luật đầu tư 2020 tư duy pháp lý của luật sư sách luật luật doanh nghiệp bộ luật dân sự 2015 luật thuế bình luận khoa học bộ luật dân sự 2015 hiến pháp luật hôn nhân và gia đình luật giao thông đường bộ 2021 luật doanh nghiệp 2021 thuế luật xử lý vi phạm hành chính 2020 600 câu hỏi và đáp án sát hạch bằng b2 pháp luật về hợp đồng luật kinh doanh bất động sản 2020 luật bảo hiểm xã hội luật chứng khoán luật hình sự