Bản tiếng Việt của cuốn sách có Lời giới thiệu của Giáo sư Trần Văn Thọ (Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ). Các chuyên gia tham gia viết lời đề từ cho cuốn sách gồm có: Bà Phạm Chi Lan, TS. Lê Đăng Doanh, PGS. TS. Vũ Minh Khương, TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Jenny Tuệ Anh, Ông Đinh Tuấn Minh
Đã từ lâu chúng ta coi tăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển của một đất nước. Do đó mà bài toán làm sao để phát triển, tăng trưởng kinh tế được đặt lên vai các nhà quản lý, điều hành của các chính phủ trên toàn thế giới. Chúng ta đã trải qua một thời gian dài trải nghiệm, thử sai các mô hình kinh tế khác nhau hòng tìm ra một mô hình phát triển tối ưu nhất. Đặc biệt phải kể đến cuộc tranh luận giữa vai trò của nhà nước và khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Quan điểm của các nhà kinh tế tự do thì cho rằng, nhà nước nên loại bỏ hoàn toàn những can thiệp của mình vào nền kinh tế và để thị trường tự hoạt động. Quan điểm của các nhà kinh tế ở phía đối lập thì cho rằng, nhà nước cần là người dẫn dắt và chỉ huy hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, trải qua nhiều sự kiện và biến động kinh tế, chúng ta nhận ra rằng nền kinh tế không thể phát triển một cách hoàn hảo nếu áp dụng những mô hình cực đoan như vậy. Trong bối cảnh đương đại ngày nay, các mô hình và chính sách kinh tế được phối kết hợp một cách hài hòa để đạt được mục tiêu tăng trưởng chung. Cũng chính vì thế mà vai trò của nhà nước và tư nhân cũng đã được đánh giá một cách chính xác và khách quan hơn. Một xã hội văn minh không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một chính phủ hiệu quả. Một xã hội cũng không thể có nền kinh tế mạnh nếu thiếu đi sự tham gia tích cực của các nhà kinh doanh.
Rõ ràng, chúng ta đang cần một chính sách kinh tế khéo léo, một con đường có tính sáng tạo, phù hợp với thời cuộc để bên cạnh việc xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta vẫn giữ được vai trò của nhà nước. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có sự tổng kết thực tiễn trong nước và nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài. “Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân” của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London – UCL) (tên tiếng Anh: Entrepreneurial State: Debunking Public vs. Private Sector Myths). Chúng tôi hi vọng rằng, cuốn sách này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, một tấm bản đồ dẫn đường cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
Lời giới thiệu của GS. Trần Văn Thọ
Có lẽ cuốn sách này sẽ gây hai bất ngờ đối với độc giả.
Một là sự xuất hiện của thuật ngữ entrepreneurial state mà bản tiếng Việt dịch rất chính xác là nhà nước khởi tạo. Entrepreneurial hay entrepreneurship (mà tôi từng dịch là tinh thần doanh nghiệp trong các sách và bài viết bằng tiếng Việt) là thuộc tính của doanh nghiệp, chỉ tinh thần mạo hiểm, khám phá và áp dụng cái mới để làm ra sản phẩm mới hay phương pháp sản xuất mới, tìm kiếm thị trường mới, nguyên liệu mới, Thuộc tính này được gắn cho nhà nước (state) để chủ trương vai trò khởi tạo của nhà nước là một sáng tạo.
Hai là chọn Mỹ làm đối tượng phân tích để chứng minh chủ trương của tác giả. Mỹ được xem là nước tư bản chủ nghĩa điển hình trong đó vai trò chủ đạo là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế thị trường, và nhà nước chỉ đóng vai trò ổn định vĩ mô và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường thất bại, đúng như chủ trương của trường phái tân cổ điển là kinh tế học chủ lưu ở Mỹ. Nhưng phân tích trong tác phẩm này đưa đến một chủ trương ngược lại. Tác giả cho thấy nhà nước Mỹ đã có một vai trò khởi nghiệp, sáng tạo, cách tân, chịu đựng rủi ro, nghĩa là có đủ các thuộc tính như doanh nghiệp. Tác giả chứng minh một cách thuyết phục là nếu không có vai trò đó của nhà nước thì Mỹ không có Thung lũng Silicon, không có Iphone, không thấy được sự thành công của Apple.
Quan hệ giữa nhà nước (state) và thị trường (market) được bàn nhiều trong kinh tế học phát triển. Sau Thế chiến thứ II, vấn đề của các nước mới giành được độc lập là phát triển kinh tế. Với những điều kiện ban đầu không thuận lợi và thị trường chưa hình thành, nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo. Các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền công nghiệp non trẻ, ra đời trong bối cảnh đó. Nói chung, những nước đi sau trong quá trình công nghiệp hóa cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước, đặc biệt phản ánh rõ nhất trên chính sách công nghiệp (industrial policy). Từ đầu thập niên 1980 vai trò của thị trường, nhất là cạnh tranh trên thị tường thế giới được chú ý khi các nước công nghiệp mới xuất hiện mà đặc tính là công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Chủ trương này hòa nhập với tư tưởng tự do cạnh tranh, nới lỏng qui chế (deregulations), tư nhân hóa doanh nghiệp, ở Anh, Mỹ và Nhật trong thập niên 1980. Đỉnh cao của trào lưu tự do trong kinh tế, trong ngoại thương được gói ghém trong thuật ngữ Đồng thuận Washington (Washington Consensus), ra đời năm 1989.
Bản báo cáo nổi tiếng Thần ký Đông Á (East Asian Miracle) của Ngân hàng Thế giới phát biểu năm 1993 đưa ra một chủ trương chiết trung về quan hệ giữa nhà nước và thị trường sau khi phân tích sự thành công của các nước Đông Á. Ở đây vai trò của nhà nước được đánh gía trở lại nhưng cũng chỉ giới hạn trong phạm vi giữ sự thân thiện với thị trường (market-friendly intervention).
Từ cuối thập niên 1990, thể chế WTO và sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiệp định thương mại tự do (FTA) làm hạn chế vai trò của nhà nước ở các nước đi sau trong quá trình công nghiệp hóa. Trong tình hình đó nhà nước tại nhiều quốc gia cũng không đóng vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh việc khởi tạo hay nuôi dưỡng, yểm trợ các ngành công nghiệp. Từ lúc gia nhập WTO (2007), Việt Nam cũng có khuynh hướng tương tự. Nhưng đây là một suy nghĩ hay thái độ không đúng đắn. Ngay cả hai nước lớn nhất của thế giới gần đây cũng phát huy vai trò tích cực của nhà nước để kinh tế mạnh hơn (điển hình là chính sách America First của Mỹ và chiến lược Chế tạo 2025 của Trung Quốc). Phân tích trong sách này cho thấy vai trò của nhà nước ở Mỹ quan trọng không phải chỉ mới gần đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khẩu hiệu thực hiện chính phủ sáng tạo và phát triển là đúng đắn, nhưng cần có chiến lược triển khai cụ thể. Cuốn sách Nhà nước khởi tạo của Mariana Mazzucato sẽ cung cấp nhiều ý tưởng, nhiều bài học rất đáng tham khảo.
Từ nhận định trên, tôi rất vui mừng thấy cuốn sách rất hay và quan trọng này được dịch và xuất bản vào thời điểm mà Việt Nam đang rất cần.
Tokyo, Trọng Thu 2020.
Tổng quát nội dung:
• Cuốn sách đã vạch trần một cách toàn diện huyền thoại về một nhà nước uể oải, quan liêu so với một khu vực tư nhân năng động, sáng tạo.
•Khu vực tư nhân chỉ có được sự can đảm để đầu tư sau khi nhà nước khởi tạo đã đầu tư rủi ro cao trước đó.
•Trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nhà nước không chỉ sửa chữa những thất bại của thị trường, mà còn tích cực định hình và tạo ra thị trường.
•Việc không thừa nhận vai trò sẵn sàng chấp nhận rủi ro của Nhà nước và nói rằng nhà nước chỉ đứng ngoài cổ vũ trong khi khu vực tư nhân đang làm việc cật lực, vô hình chung đã đẩy “hệ thống đổi mới sáng tạo vào thế nguy hiểm.
•Cuốn sách này xem xét và đề xuất những chính sách để tạo ra tăng trưởng và đổi mới sáng tạo bền vững.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công Ty CP Truyền Thông Sách Khải Minh |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-11-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Ngô Thị Ngọc Bích |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 326 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 1272310515351 |
aristotle diễn biến hòa bình angela merkel socrates quân vương - thuật cai trị bản án chế độ thực dân pháp của nguyễn ái quốc những cuộc chinh phạt của alexander đại đế henry kissinger những anh hùng của lịch sử chính trị học trật tự chính trị bàn về khế ước xã hội nhà xuất bản khoa học xã hội cộng hoà những điểm mới trong các văn kiện đại hội xiii của đảng lý quang diệu émile hay là về giáo dục sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới hồ chí minh kinh doanh sành luật bàn về tự do khế ước xã hội hồ chí minh toàn tập sách về hồ chí minh iliad mao trạch đông hồ chí minh hành trình 79 mùa xuân chu dịch huyền giải lý luận chính trị che guevara