Tuân Tử là người đã đưa ra tư tưởng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Học thuyết tính ác này cho rằng: “con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,…” Tuân Tử, nói đến “ác” và “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lý bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”. Và thông qua cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê bạn sẽ thấy được Triết Lý nhân sinh theo quan điểm của Tuân Tử.
Sự đối lập trong nhận định về bản tính thiện/ác rất quan trọng, vì nhận định thế nào thì sẽ có một chính sách cai trị thế ấy: học thuyết “Tính ác” của Tuân tử dẫn tới hệ quả trực tiếp là học thuyết pháp trị của Hàn Phi.
Tuân Tử sống sau Mạnh Tử khoảng hơn 50 năm, thầy của Lý Tư và Hàn Phi. Sách Tư tưởng của Tuân Tử căn bản giống Khổng Tử (về quân quyền, lễ nghĩa…) nhưng lại cực lực đả phá những học thuyết khác của Mặc Tử, Trang Tử, kể cả Mạnh Tử.
Tuân Tử cũng như Mạnh Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học thuyết của đức thầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Trên lịch sử Trung quốc, Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc, so với Khổng Tử, sách “Mạnh Tử” được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai nấy đều nên học hỏi theo truyền thống.
Còn sách “Tuân Tử” thì trái lại, không được người đời coi trọng, thậm chí có chỗ còn bị coi như dị đoan”. Xét ra thì có hai nguyên nhân, tạo nên hiện lượng bất thường này: Một là, vì Tuân Tử đề ra “Tính ác”, ngược lại với “Tính thiện” của Mạnh Tử; hai là, có hai đệ tử của Tuân Tử sau này, là Hàn Phi cùng Lý Tư, đều là nhân vật chủ chốt, trong thế cuộc dẫn tới bạo chính của nhà Tần.
Tuy nhiên tư tưởng Tuân Tử có nhiều yếu tố tiến bộ và khá hiện đại. Thuyết của ông đậm nét duy vật. Ông cho là trời không có ý thức, chỉ là một bộ phận của tự nhiên, tự nhiên phát triển theo quy luật khách quan, không do tác động của sự sáng suốt hay hèn mọn của người cầm quyền hay con người nói chung. Tự nhiên không quyết định vận mệnh, người có khả năng cải tạo bản thân và tự nhiên. Quỷ thần không chi phối được vận mệnh con người.
Nguyễn Hiến Lê đã kỳ công từng dòng chữ để gửi dến quý độc giả với tác phẩm Tuân Tử - Nguyễn Hiến Lê ( Tuyển Tập Bách Gia Tranh Minh) có những nội dung cốt lõi có thể đưa ra đây cho bạn đọc tham khảo: lược truyện Tuân Tử, ảnh hưởng các tư trào đối với Tuân học, quan niệm trời, tính sác, bàn về lòng dục, bàn về lễ, bàn về nhạc, bàn về chính trị, bàn về tri thức, bàn về
Bách Gia Tranh Minh - Thuyết của trăm nhà chống đối nhau nhưng thuyết nào cũng có vẻ chấp nhận được thành thử nhà cầm quyền cũng như dân chúng không biết nghe ai, không tìm ra được hướng đi. Cho đến tận ngày nay khi lịch sử đã vận hành theo tiến trình vốn dĩ của nó. Chúng ta cùng nhìn lại những triết thuyết độc đáo của các vị. Vì lẽ đó cụ Nguyễn Hiến Lê đã kỳ công tổng hợp và viết nên bộ sách Bách Gia Tranh Minh gồm các vị: Khổng Tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử, Liệt Tử - Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử tương ứng với 8 cuốn sách được Bizbooks phục dựng nội dung nguyên bản của tác giả để phục vụ đến quý bạn đọc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 7326143745379 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút