Giới thiệu Sách - Các nguyên lý của triết học pháp quyền
Thông tin chi tiết: Công ty phát hành: NXB Tri Thức Tác Giả: G.W.F.Hegel Số trang: 915 Năm xuất bản: 2010 Khổ sách: 16x24cm Hình thức :bìa mềm NXB: NXB Tri thức Giới Thiệu sách: Thực ra, những hệ quả này đã có mầm mống nơi “lập trường phê phán Kant” của Hegel. Trong khi Kant thao thức với câu hỏi: “Tôi phải làm gì?”, thì với Hegel lại không khó khăn như vậy: “Con người phải làm gì, đâu là những nghĩa vụ mà con người phải thực hiện để trở nên có đức hạnh là điều dễ dàng trả lời ở trong một cộng đồng đạo đức. Đó là con người không phải làm điều gì khác ngoài những gì đã được quy định, đã được ban bố”. Rõ ràng Hegel là đại biểu của một nền “đạo đức học định chế”, theo đó sự đúng đắn và bổn phận ràng buộc của con người trong xã hội do bản thân cấu trúc của các định chế mang lại (các định chế là những quyền lực đạo đức), mà kỳ cùng là định chế nhà nước. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà nghiên cứu triết học – dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã cho thấy một nền đạo đức học định chế đầy tham vọng như thế không chỉ tỏ ra bất khả thi mà còn ngầm chứa nhiều hiểm họa nếu muốn quy giản luân lý thành pháp lý, bởi giữa chúng mãi mãi có những sự khác biệt về nguyên tắc: luân lý có tính cưỡng chế từ bên trong, ngược lại, pháp lý cưỡng chế con người từ bên ngoài mà không thiết đi kèm với một động cơ nội tâm nào cả.