Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng được viết trong những năm 1935 – 1936, xuất bản lần đầu năm 1938 là một trong những tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán.
Nhân vật chính là Tám Bính – một cô gái chất phác của làng quê, bị lừa gạt trong tình yêu rồi bị tập quán hủ lậu xua đuổi, lên thành phố bị xô đẩy vào con đường tội lỗi. Từ chỗ phải làm nghề mại dâm Tám Bính đã trở thành kẻ cắp lành nghề - cuối cùng cả hai vợ chồng đều bị bắt giữa lúc Tám Bính hay tin đứa con duy nhất bị lưu lạc từ lâu vừa bị giết do chính tay người chồng sau của mình. Bỉ Vỏ đã nêu được phần nào những mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị áp bức, là một lời tố cáo đanh thép chế độ xã hội cũ.
Tác Giả: Nguyên Hồng Năm Xuất Bản: 2016 Số Trang: 207
2. Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng
Số Đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10/1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938.
Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lí lịch trước kia rồi đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tỉnh giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động "hi sinh vì tổ quốc của mình", được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.
Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào "Âu hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền", "tiến bộ", "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống… Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, mỉa mai, chua chát. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng đến sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.
Năm Xuất Bản: 2021 Tác Giả: Vũ Trọng Phụng Số Trang: 215
3. Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
Tắt Đèn - một tác phẩm sâu sắc của Ngô Tất Tố, nói một cách khác thì Tắt Đèn là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tủy. Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận.
Tác Giả: Ngô Tất Tố Năm Xuất Bản: 2020 Số Trang: 216 Bìa: Mềm -------------------------------------------------------------------------------------- Công ty phát hành: Huy Hoàng Book Kích Thước: 13.5 x 20.5 cm Bìa: Mềm Nhà Xuất bản: Văn Học #tiểu_thuyết