Giới thiệu Sách - Combo Nguồn Gốc Văn Minh + Lịch Sử Văn Minh Ả Rập + Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ + Bài Học Israel
1.Nguồn gốc văn minh Công ty phát hành: KNBOOKS Tác Giả Will Durant Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Năm xuất bản: 2018 Số trang: 198
Giới thiệu sách: Ngược dòng thời gian để xem văn minh nhân loại và vạn vật muôn loài được hình thành như thế nào. Bạn có biết lịch sử hình thành văn minh nhân loại được hình thành như thế nào không? Và cho tới hiện tại nền văn minh đã và đang ở đâu không? Mỗi giai đoạn lịch sử qua đi là một điểm nhấn mấu chốt mà gần như người xảy ra những biến cố hoặc dấu tích đặc trưng cho thời kỳ đó. Nguồn gốc văn minh từ đâu? Theo các nhà khoa học, loài người phát triển từ thuở hoang sơ cho đến nay ước khoảng mười nghìn năm, gồm các thời Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại. Ở mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, hoặc một mảnh đất mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Một số thống kê cụ thể ở thời Cổ Đại có 8 nền văn minh lớn: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes. 2.Lịch Sử Văn Minh Ả Rập Theo Will Durant, tác giả cuốn sách Lịch Sử Văn Minh Ả Rập: "Đa số độc giả cho cuốn toát yếu văn minh Hồi giáo này dài quá, nhưng các học giả sẽ chê nó ngắn quá, thiếu sót. Chỉ tại những điểm tuyệt đỉnh của lịch sử, xã hội mới sản xuất được cùng trong một thời gian những vĩ nhân trong chính giới, giáo giới, trong văn học, hóa học, triết học và y học nhiều như Hồi giáo trong bốn thế kỉ từ Harounal-Rashid tới Averroes... Nhưng một phần lớn, nhất là về chính trị, thơ ca và nghệ thuật là riêng của dân tộc Ả Rập và nó quý vô cùng."
Công ty phát hành KNBOOKS Ngày xuất bản 10-2018 Kích thước 14,5 x 20,5 cm Dịch Giả Nguyễn Hiến Lê Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Số trang 526 3.Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ Công ty phát hành: KNBOOKS Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Năm xuất bản: 2018 Số trang: 470 Dịch Giả Nguyễn Hiến Lê Giới thiệu sách: Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị dặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho vãn hóa khòng màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp. Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều, và nếu họ ít có thanh kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phố biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết. Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn. Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã : Tư Mã Thiên (145- ?... trước công nguyên) với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.000 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang (1019-1086) đời Tống với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ thời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm), ngày nào cũng viết hàng chục trang giấy tới khi hoàn thành sau hai mươi lăm năm làm việc thì những tài liệu chép tay chứa đầy hai căn phòng. Ả Rập có Abđ-er-Rahman Ihn Khaldoun (thế kĩ XIV). trong hai chục năm vừa làm quan vừa viết bộ Thế giới sứ mà Toynbee khen là “tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ xứ nào”. 4. Bài Học Israel - Cuộc Hồi Sinh Vĩ Đại Của Dân Tộc Thông Minh Nhất Thế Giới Công ty phát hành: BIZBOOKS Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Năm xuất bản: 2020 Số trang: 370
Giới thiệu sách: Sự thành lập quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậu các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chính vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nửa triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rập, chống cả với đế quốc Anh, lập lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lập, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.