Giới thiệu Cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Tác giả: Nhiều Tác Giả
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Trọn Bộ (Tái bản)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Đó là bộ sử cái, có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
Việc phát hiện bản in xưa nhất của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, năm Chính Hòa thứ 18, tức năm 1697 có một ý nghĩa đặc biệt. Bộ sách đã được ra mắt bạn đọc vào những năm 90 của thế kỷ trước và từng được tái bản trong những năm gần đây.
Trong các sách lịch sử cũ của ta , thì " Đại Việt sử ký toàn thư " là một bộ sử lớn chép từ Hồng Bàng đến Ất Mão ( 1675) đời vua Gia Tôn nhà Lê. " Đại Việt sử ký toàn thư " là bộ sách lịch sử quý báu trong tủ sách sử cũ của nước Việt Nam , rất cần thiết cho những người nghiên cứu lịch sử dân tộc
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ là bộ sử ký lớn, có giá trị về nhiểu mặt, là di sản quý báu của một nền văn hóa dân tộc.
Bằng tất cả văn bản, tư liệu còn lưu giữ được, các nhà sử học đã cho chúng ta biết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mà chúng ta hiện có không phải là sách chỉ do Ngô Sĩ Liên soạn mà do nhiều người viết ở các thời kỳ khác nhau như Lê Văn Hưu (Đại Việt Sử ký). Phan Phú Tiên (Sử Ký tục biên), sau này Phạm Công Trứ và một số người khác viết thêm một phần Bản kỷ tục biên và làm công việc hiệu đính v.v..
Năm 1967, lần đầu tiên bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư gồm 4 tập do nhà Hán học Cao Huy Giu dịch và giáo sư Đào Duy Anh hiệu đính ra mắt bạn đọc. Năm 1971, bộ sử đó được tái bản lần thứ nhất có sửa chửa và bổ sung.
Sau này, chúng ta đạt được biết bản in xưa nhất của Đại Việt Sử Ký toàn thư là bản Nội các quan bản được in từ ván khắc năm Chính Hòa 18 (1967). Bản in này do giáo sư sử học Phan Huy Lê mang từ Paris về nước. Kể từ đó, cùng với sự giúp đỡ của các bạn Pháp (năm 1985) đã tặng chúng ta bộ vi phim (micro phim) bản in Nội các quan bản, và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tiến hành dịch, chú thích, hiệu đính, xuất bản đầy đủ cả 4 tập.
Như vậy, trong mấy chục năm qua, giới nghiên cứu và bạn đọc yêu mến lịch sữ nước nhà đã có hai bản dịch về cùng một bộ sách vĩ đại ấy.
Lần này, với sự đồng ý của giáo sư Đào Duy Anh, chúng tôi in lại bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư xuất bản năm 1971 đã có sửa chữa và bổ sung trong công việc dịch và hiệu đính với mục đích giúp bạn đọc rộng rãi thấy rõ giá trị của bộ sách trong lịch sử học Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung.
1. Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
- Quyển I: Kỷ Hồng Bàng thị - Quyển II: Kỷ Nhà Triệu - Quyển III: Kỷ thuộc Tây Hán Kỷ Trưng nữ Vương Kỷ thuộc Đông Hán Kỷ Sĩ Vương - Quyển IV: Kỷ thuộc Ngô Tấn Kỷ Nhà Tiền Lý Kỷ Triệu Việt Vương Kỷ Hậu Lý - Quyển V: Kỷ thuộc Tuỳ Đường Kỷ Nam Bắc phân tranh Kỷ Nhà Ngô
2. Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư
- Quyển I: Kỷ nhà Đinh Kỷ nhà Lê - Quyển II: Kỷ nhà Lý - Quyển III: - Quyển IV: - Quyển V: Kỷ nhà Trần - Quyển VI - Quyển VII - Quyển VIII - Quyển IX: Kỷ Hậu Trần Kỷ thuộc Minh
3. Đại Việt sử ký bản thực lục
- Quyển X: Kỷ Nhà Lê - Quyển XI - Quyển XII - Quyển XIII - Quyển XIV - Quyển XV - Quyển XVI - Quyển XVII - Quyển XVIII - Quyển XIX
Công ty phát hành Nhà sách Minh Thắng Tác giả Nhiều Tác Giả Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa cứng Số trang 1200 Ngày xuất bản 2020