Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)

Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)

Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Tác giả Ngô Thế Long - Trần Thái Bình
Nhà xuất bản NXB Đại Học Sư Phạm
Đơn vị phát hành NXB Đại Học Sư Phạm
Ngày xuất bản 03-2021
Số trang 204
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa cứng
Nội dung
"Trong sự hình thành Học viện Viễn Đông Bác cổ có 3 mốc quan trọng: ngày 15/12/1898, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương (Mission archéologique permanente en Indochine); ngày 20/1/1900 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định về việc đổi tên Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương thành Học viện Viễn Đông Bác cổ (École française d'Extrême-Orient, gọi tắt là EFEO); ngày 26/2/1901 Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh chính thức công nhận việc thành lập Học viện Viễn Đông Bác cổ. Chỉ riêng 3 văn bản này đã đánh dấu sự phát triển về vai trò và vị trí của EFEO trong phạm vi khoa học: từ một phái đoàn khảo cổ Đông Dương thành một học viện Viễn Đông.

Trong khoảng 60 năm đặt trụ sở tại Việt Nam, EFEO đã là cơ quan đầu tiên nghiên cứu văn hóa và khoa học nhân văn trên thực địa vùng Viễn Đông, trong đó có ba nước Đông Dương. Các công trình nghiên cứu này, đặc biệt là nội dung và phương pháp nghiên cứu, cho tới nay “vẫn còn nguyên giá trị, được sử dụng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học hiện nay. Khối tư liệu và các công trình đồ sộ này mở ra rất nhiều hướng cho việc tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam”. (Nguyễn Duy Quý, Một nguồn tri thức quan trọng để bước vào thế kỷ XXI. Những đóng góp của giới khoa học Pháp vào việc nghiên cứu Việt Nam. Viện Viến Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội 1900 – 2000. Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, tr. 12. )

Trong bài “Sự phát triển của Việt Nam học trên thế giới”, đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số 322, tháng 12 năm 2008, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã viết: “Pháp là nước có nền Việt học sớm nhất và học giả nước này cũng có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Kế tục sự nghiệp của Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây, các chuyên gia của EFEO ngày nay tập trung nghiên cứu dịch thuật và công bố nhiều tài liệu quý và các công trình biên khảo đã từng được công bố trước đây. Mặt khác, theo sáng kiến của EFEO các chuyên gia Pháp đã từng xây dựng một chương trình hợp tác đồ sộ với các nhà khoa học Việt Nam trong chương trình nghiên cứu đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Pháp vẫn được coi là quốc gia có nền Việt học phát triển mạnh”.

Ngoài ra, trong thời kỳ ở Việt Nam, EFEO đã xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học như Thư viện của EFEO, Bảo tàng Louis Finot, Bảo tàng Henri Parmentier, Bảo tàng Blanchard de la Brosse mà cho tới nay các đơn vị tiếp quản chúng là Thư viện Khoa học Xã hội tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Chàm tại Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát huy và phát triển.

Dựa trên những tư liệu hiện có tại Thư viện Khoa học Xã hội và một số nguồn khác, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này nhằm phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội, các đóng góp quan trọng của Học viện (trong đó có Thư viện) trong sự phát triển khoa học, giáo dục và văn hóa tại Việt Nam trong giai đoạn EFEO có trụ sở chính tại Việt Nam (1898-1957). Chúng tôi cũng đặc biệt nêu lên vai trò và đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam đối với EFEO trong suốt quá trình cơ quan này tồn tại và phát triển tại Việt Nam.

Cuốn sách này gồm 7 phần chính:

Phần 1. Vài nét về việc thành lập EFEO
Phần 2. Bộ máy tổ chức của EFEO
Phần 3. Một số đóng góp của EFEO trong việc nghiên cứu văn hóa và khoa học nhân văn phương Đông và Việt Nam
Phần 4. Các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại EFEO
Phần 5. Các hoạt động về xuất bản, bảo tàng và đào tạo của EFEO
Phần 6. Thư viện của EFEO
Phần 7. Đông phương Bác cổ Học viện thời kỳ Chính phủ Hồ Chí Minh

Phần 8. EFEO tại Hà Nội trong giai đoạn từ 1946-1957

Ngoài ra còn có phần Phụ lục gồm một số văn bản liên quan đến EFEO và một vài nét về các công trình nghiên cứu hiện nay của EFEO về Việt Nam; thư mục các sách và các bài trên tạp chí EFEO về Việt Nam cùng một số tư liệu ảnh trong thời gian EFEO tại Hà Nội."

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)
Sách - Học Viện Viễn Đông Bác Cổ (Giai Đoạn 1898-1957) (Bìa Cứng)

Giá USH
Liên kết: Phấn mắt 3 màu Triple Eye The Face Shop