Giới thiệu Sách - Kể Chuyện Văn Hoá Việt - Chuyện Ở Của Người Xưa
Kể Chuyện Văn Hoá Việt - Chuyện Ở Của Người Xưa
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử văn hóa hết sức lâu đời, trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, chúng ta đã từng bước xây dựng được một nền văn hóa vô cùng độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong thời đại ngày nay, khi các bạn nhỏ thời hiện đại được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, kết nối với thế giới, trở thành những công dân toàn cầu. Đồng thời, các em cũng cần được bồi đắp tình yêu với những giá trị văn hóa truyền thống. Bộ sách Kể Chuyện Văn Hoá Việt ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.
Cuốn Chuyện Ở Của Người Xưa giải đáp các câu hỏi:
- Người Việt xưa xây nhà như thế nào - Trong nhà người Việt xưa có gì? - Người Việt xưa làm nhà ở đâu? - Tại sao khi đi xa, người Việt luôn nhớ về quê hương xứ sở?
Với cuốn sách này, các bạn nhỏ sẽ được tìm hiểu khám phá những điều tuyệt vời về văn hóa nhà ở, làng xóm của dân tộc mình, được nghe kể câu chuyện về nguồn gốc của những ngôi nhà sàn, nhà nền đất, nhà thuyền, được tìm hiểu về phong tục truyền thống trong quan niệm làm nhà của người xưa. Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết chuyện nhà ở chưa bao giờ là chuyện đơn giản, phía sau đó là những câu chuyện và những giá trị văn hóa mà bao đời cha ông ta gìn giữ và phát triển. Mỗi phong tục đều thể hiện rất rõ con người đã ứng phó như thế nào với môi trường tự nhiên xung quanh. Sau đó là con người đã thích nghi ra sao với điều kiện lao động sản xuất và sinh sống.
Dành cho các bé từ độ tuổi 8+. Sách có minh họa màu xinh xắn với nội dung thú vị và hấp dẫn, giúp các bé tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về văn hóa Việt Nam.
Trích đoạn:
1. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những đặc điểm địa lý và văn hóa khác nhau, vì thế, nhà của mỗi quốc gia, dân tộc lại mang những điểm độc đáo rất riêng đó các cậu! Vậy các cậu có biết, tại sao con người phải có NHÀ không? Thật ra thì ai cũng cần một nơi trú ngụ, tránh mưa, tránh nắng, nơi che chở, bảo vệ mình. Từ đó, NHÀ mới được sinh ra.
2. Tại sao người Việt lại ở NHÀ SÀN nhỉ? Phải chăng chỉ đơn giản là để tránh thú dữ? Vậy tại sao ở vùng đồng bằng, người Việt cổ cũng ở NHÀ SÀN? Bố kể, từ thời Đông Sơn, vùng đất nơi đây ẩm ướt, ngập lụt quanh năm, lại còn nhiều côn trùng với thú dữ nữa. Do đó, để bảo vệ cuộc sống của mình, người Việt đã làm NHỮNG CÁI NHÀ CÓ CHÂN mà bây giờ gọi là NHÀ SÀN.
3. Ngoài NHÀ CAO, CỬA RỘNG NHÀ RỘNG, để đối phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều, khi xây nhà, người Việt chúng mình rất quan tâm đến chọn HƯỚNG NHÀ. Nước Việt mình ở gần biển, trong khu vực gió mùa, nên hướng Tây thì nóng ơi là nóng, nhất là vào buổi chiều; hướng Đông thì bão gió liên miên; hướng Bắc thì hứng gió lạnh vào mùa đông.
Vậy nên, trong bốn hướng, chỉ có hướng Nam là lý tưởng hơn cả, vừa tránh được những điều trên, vừa tận dụng được những cơn gió mát.
Tác giả:
Tiến sĩ Đặng Thị Phương Anh
Bút danh: Miên Thảo
Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hoá, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
#newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc! ------------------------------------------------------ Công ty phát hành: Thái Hà Books Tác Giả: Rin Vũ, Miên Thảo Năm Xuất Bản: 2022 Kích Thước: 20.5 x 14 cm Nhà Xuất bản: Lao Động Số Trang: 96 Bìa: Mềm