Công ty phát hành: Cty CP Sách Và CN Giáo Dục Việt Nam Nhà xuất bản: NXB Thế Giới Tác giả: Trương Tửu Loại bìa: Bìa Mềm Số trang: 332 Năm xuất bản: 2019
Cuốn " Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" mà bạn đang cầm trên tay được in lần đầu tại Nhà xuất bản Xây dựng ( Hà Nội) năm 1958, 252 trang khổ 19cm. Đó là một thời điểm chứa nhiều sự kiện quan trọng, không chỉ của Trương Tửu, tác giả của cuốn sách vừa bước vào độ chín của tuổi nghề, mà còn của xã hội, văn hóa, đời sống trí thức Việt Nam. Sự xác đáng đáng kể đầu tiên trong Mấy vấn đề văn học Sử Việt Nam là việc chỉ ra " tính loại biệt của văn học". Trương Tửu dường như được trở lại tâm thế nhà phê bình khi viết những trang thật bay bổng, những dẫn trứng thật hào hứng về " trí tưởng tượng thật mãnh liệt của nhà văn", "thế giới hư ảo do trí tưởng tượng của nhà văn học sáng tạo ra", về ngôn ngữ trong tay "một nhà văn thiên tài[] thật là huyền diệu". Trương Tửu nhấn mạnh rằng nhà văn phản ánh hiện thực bằng "hình tượng", " bằng cách hư cấu" nên nhiệm vụ của nhà phê bình và người làm văn học sử là " căn cứ vào những hình tượng văn học trong tác phẩm nhận định thật đúng chân tướng ý thức và cá tính độc đáo của từng nhà sáng tạo văn học". Bởi hiểu vai trò, cá tính, ngôn ngữ, bút pháp trong sáng tạo văn chương nên Trương Tửu khuyến nghị người làm văn học sử cần tránh những tổng luận đại khái không bắt đúng " thần thái đặc biệt của mỗi nhà văn". Điểm khả thử thứ hai, cuốn Mấy vấn đề Văn học sử Việt Nam đã tạo được một sơ đồ phác thảo văn học sử tương đối dễ nắm bắt. Sơ đồ đó đề ra hai vấn đề lớn: Thứ nhất, đời sống văn học( trong đó quan trọng là các thể loại và tác giả, tác phẩm văn học) ; thứ hai, các bộ phận hợp thành ( văn học dân gian, " văn học Hán Việt", văn học cổ điển, văn học cận đại và văn học hiện đại).Có thể xem đây là các chỉ dẫn có mức độ tham khảo nhất định. Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam khép lại một chặng đường nhận thức và triển khai công việc khảo cứu, biên soạn lịch sử văn học dân tộc của giới nghiên cứu. Trước Trương Tửu thì Dương Quảng Hàm đã viết Quốc văn trích diễm ( 1925) và Việt Nam văn học sử yếu ( 1943), Nguyễn Đổng Chi viết Việt Nam cổ văn học sử ( 1942), Nghiêm Toản viết Việt Nam văn học sử trích yếu ( 1949), Nguyễn Tưởng Phượng và Bùi HỮu Sủng viết Văn học sử Việt Nam thế kỉ XIX (1952), nhóm Lê Quý Đôn viết Lược sử văn học Việt nam ( 1957). Trương Tửu kế thừa và phản biện thẳng thắn sản phẩm của người đi trước và nhờ thế, cuốn sách của ông mang âm hưởng đối thoại xung quanh các điển phạm văn chương đã xác lập. Trách nhiệm hoàn thiện bức tranh văn học sử không đặt lên vai Trương Tửu xong ông cũng sốt ruột tìm đáp án mỹ mãn.