Sách - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc

Nhãn hàng: Lee Seon Joo | Xem thêm các sản phẩm Lý Luận Chính Trị của Lee Seon Joo
SÁCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH - NGHIÊN CỨU SO SÁNH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC Tác giả: Lee Seon HeeNhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thậtNhà phát hành: D...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc

SÁCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH - NGHIÊN CỨU SO SÁNH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

 

Tác giả: Lee Seon Hee

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật

Nhà phát hành: Dân Hiền

Bìa sách: bìa mềm

Khổ sách: 15 x 21

Năm xuất bản: 2022

Số trang: 252

 

Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ nền tảng và quan trọng nhất trong các mối quan hệ xã hội. Bởi đó là mối quan hệ đầu tiên, gần gũi nhất của mỗi con người và là cơ sở để xã hội hình thành và phát triển. Thông qua hôn nhân, gia đình con người thực hiện các chức năng duy trì nòi giống; giáo dục và hình thành nhân cách. Do đó, việc phát triển các mối quan hệ hôn nhân và gia đình luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.

“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” 

 

Cũng như các mối quan hệ xã hội khác, các mối quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi nhiều công cụ khác nhau. Trong đó, pháp luật và đạo đức là hai công cụ điều chỉnh quan trọng nhất. Cả hai công cụ này đều có những ưu điểm cũng như hạn chế nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết qua lại, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân và gia đình cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật và đạo đức để phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của chúng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động quản lý xã hội.

Xã hội càng phát triển, pháp luật càng có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ có tính chất phức tạp. Đó là vì pháp luật được nhà nước ban hành và đảm bảo bằng quyền lực, sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Thậm chí ngay cả các mối quan hệ quốc tế hiện nay cũng đề cao vai trò, sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Có thể nói, pháp luật là một công cụ điều chỉnh, quản lý xã hội quan trọng, không thể thiếu của bất kỳ một quốc gia nào muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền văn minh, tiến bộ nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, pháp luật không phải là công cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một mối quan hệ xã hội nào đó một cách duy ý chí. Cũng không phải tất cả các vấn đề của xã hội đều có thể giải quyết bằng các quy định của pháp luật. Pháp luật của mỗi quốc gia hay quốc tế cũng đều phải dựa trên các quy luật mang tính khách quan, theo sự vận động và phát triển của các mối quan hệ xã hội nhằm điều chỉnh một cách phù hợp nhất. Đồng thời, cũng cần đến những công cụ, chuẩn mực điều chỉnh xã hội khác như: đạo đức; phong tục, tập quán; tôn giáo;… bổ sung. Việc quá đề cao hay xem nhẹ pháp luật đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đồng thời không phát huy được tối đa vai trò, giá trị của pháp luật

 

Cùng với pháp luật, đạo đức cũng có vị trí, vai trò và giá trị xã hội hết sức quan trọng. Đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của những giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế có một thời gian dài do nhận thức xã hội, vị trí, vai trò và giá trị xã hội của đạo đức chưa được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn. Ở Việt Nam, những giá trị to lớn của đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của quốc gia chưa được khai thác và sử dụng triệt để. Thậm chí những giá trị này còn bị bài trừ, loại bỏ do bị coi là tàn dư của chế độ cũ. Ở Hàn Quốc, núp dưới danh nghĩa “truyền thống”, thực dân Nhật Bản đã ban hành nhiều quy định pháp luật dựa trên những chuẩn mực đạo đức lạc hậu, làm giảm địa vị xã hội của phụ nữ, gây mất bình đẳng xã hội như chế độ gia trưởng; bất bình đẳng giữa con trai và con gái; cấm kết hôn giữa những người giống họ và cùng hệ phá Những quy định này còn gây ảnh hưởng đến xã hội Hàn Quốc trong một thời dài sau thời kỳ thực dân. Điều đó dẫn đến việc sử dụng pháp luật, đạo đức để quản lý xã hội và điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân, gia đình còn nhiều hạn chế. Những ưu điểm của pháp luật và đạo đức không được phát huy hết, đồng thời cũng không có sự bổ trợ qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật hôn nhân, gia đình nói riêng và tất nhiên, hiệu quả đạt được trong việc quản lý xã hội là chưa thực sự cao.

 

Nhà sách Pháp luật trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc
Sách - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc

Giá GURU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Sách Dân Hiền
Ngày xuất bản2022-12-10 00:41:05
Loại bìaBìa mềm
Số trang252
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
SKU1119774915492
Liên kết: Set tinh chất phục hồi da nhạy cảm Dr. Belmeur Advanced Cica Peptite Ampoule Full Package (4SP)