Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách Ngày qua bóng ngày
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Ngày qua bóng ngày

Tác giả: Lê Minh Quốc
Khổ sách: 15x23.5 cm
Số trang: 418 trang
Năm xuất bản: 2018
NXB Tổng Hợp TPHCM

Tập Ngày qua bóng ngày của nhà thơ, nhà văn, nhà báo Lê Minh Quốc có ở trong tay bạn đọc sẽ được định danh bằng thể loại nào? Mươi năm trở lại đây người ta hay gọi là “Tản văn” - văn ghi chép tản mạn về đời sống, nhưng thực ra, người xưa gọi nó là “Tạp văn” (ví dụ tạp văn của Lỗ Tấn). Thể văn này có từ lâu, nhưng từ khi mạng xã hội lên ngôi: blog, Facebook… thì loại văn ngắn như thế này rất phát triển.
Tại sao vậy?
Vì trong thời đại bận rộn, ngồn ngộn thông tin hiện nay, người ta cần cái gì đó nhanh, ngắn gọn, xem lướt cho biết, nếu cần thì mới dừng lại lâu. Gần nghĩa, và cả đồng nghĩa với Tạp văn, có nhiều từ khác nữa: Mạn đàm, Nhàn đàm, Tạp luận, Tùy bút, Tùy tưởng, Giai thoại, Thi thoại, Đoản văn… Mỗi từ lại cho thấy một thiên hướng của thể loại này: có loại thiên về bàn luận về một vấn đề gì đó từ xã hội, kinh tế, đạo đức cho đến thời trang, ẩm thực, quan hệ con người, gọi là Mạn đàm, Nhàn đàm, hay gọi chung là Tạp luận; có loại thiên về cảm xúc, suy tư thì gọi là Tùy tưởng, Tùy bút; loại chuyên kể thuật hay bàn về thơ văn thì gọi là
Giai thoại, Thi thoại.

Vậy từ nào thích hợp nhất để gọi chung cho thể loại này?

Có thể gọi là “Tùy bút” không? Mặc dù “Tùy bút” cũng có hai loại: một loại thiên về kể thuật, kể cả có tính học thuật như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân; loại thứ hai thiên về suy tưởng như Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành, nhưng “Tùy bút” hiện đại với tư cách là một thể loại văn học thường là các tác phẩm dài, có dung lượng
5 - 7 trang in, nên gọi là Tùy bút cũng không hợp lắm.

Có thể gọi là “Tạp văn” không? Được (như đã nói ở trên), nhưng từ này hiện nay nhiều người không thích vì bị ám ảnh ở chữ “tạp” (tạp nham, tạp nhạp). Hay là dùng từ “Essay” của tiếng Anh? Chắc chắn là không ổn, vì nhiều người không thích dùng từ để nguyên không dịch như thế.

Có thể dùng chữ “Tản văn” như đã nói ở trên không? Tôi nghĩ là không nên, vì từ “Tản văn” có nghĩa khác và nghĩa ấy đã xác định từ lâu rồi: “Tản văn” là văn xuôi, đối lập với Vận văn (văn vần) và Biền văn (văn biền ngẫu). Tôi thấy tên gọi “Đoản văn” (tập đoản văn), tức là văn ngắn là phù hợp nhất. Đoản văn có hàm nghĩa rất rộng, tương tự như từ “Essay”, tức là từ đàm, luận cho đến suy tưởng hay giai thoại. Nó là một thể văn trung gian giữa văn học và báo chí.

Tập Ngày qua bóng ngày của Lê Minh Quốc đúng là một tập đoản văn thú vị. Tập đoản văn của anh chuyện trò với độc giả về nhiều lĩnh vực: có khi là những hồi ức thú vị về Sài Gòn, về tuổi thơ, về thời đi học của anh; có khi là những câu chuyện văn về những nhà văn, nhà báo mà anh quen biết: từ Sơn Nam, Kiên Giang, Trần Hữu Tá… cho đến những tác giả trẻ hơn; có khi là những câu chuyện về tình bạn, tình yêu, tình thầy trò của các tác giả ngày xưa của những Chu An, Vũ Tông Phan, Võ Trường Toản, hay gần hơn như: Nhất Linh - Khái Hưng, Huy Cận - Xuân Diệu,
Ngô Tất Tố - Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài - Nam Cao v.v..; có khi là những câu chuyện chữ nghĩa: cách dịch thơ, ngôn ngữ Truyện Kiều, hiện tượng dùng sai tiếng Việt; có khi là câu chuyện về văn chương, văn hóa, giáo dục... Lê Minh Quốc đọc, suy tư và kể cho chúng ta về những điều anh tâm đắc. Những câu chuyện ấy không phải kể lại một cách khô khan mà kể với một giọng điệu riêng, thông qua “cái tôi” của tác giả, một cái tôi “tưng tửng”, hài hước, mà ẩn chứa nhiều suy tư, trăn trở.

Lê Minh Quốc khởi đi từ một nhà thơ. Anh được giải thơ từ sớm, nổi tiếng về thơ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã có nhiều tập thơ đã in (Trong cõi chiêm bao, 1989; Ngày mai còn lại một mình, 1990; Tôi vẽ mặt tôi, 1994; Thơ Lê Minh Quốc, 2005…). Sau đó anh chuyển sang viết truyện dài (Sân trường kỷ niệm, 1990; Về nơi nào để nhớ, 1991; Hoa cúc không phải màu vàng, 1996…). Nhưng lĩnh vực anh để lại nhiều thành tựu nhất là truyện danh nhân và loại sách phổ biến kiến thức. Anh có mấy chục đầu sách về các nhân vật lịch sử: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết, Bạch Thái Bưởi, Hoàng Hoa Thám… Anh còn viết lời cho truyện tranh về các anh hùng đời Trần: Trần Nhân Tông, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khát Chân...

Hình ảnh sản phẩm

Sách Ngày qua bóng ngày
Sách Ngày qua bóng ngày

Giá FACTR
Liên kết: Kem lót trang điểm Gold Collagen Ampoule Luxury Base fmgt The Face Shop (40ml)