Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam
Tác giả: PIERRE PARIS Khổ sách: 20x28cm Số trang: 192 trang Năm xuất bản: 2018
LỜI NÓI ĐẦU
Công trình “Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam” này được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp theo bản in lần thứ hai tại Rotterdam Hà Lan và bản in lần thứ nhất trong Bulletin des Amis du vieux Hue năm thứ XXIX, số 4, tháng 10-12, năm 1942. Trong bản in lần thứ hai, C. Nooteboom, nhà dân tộc học Hà Lan, người biên tập cuốn sách có viết rằng: “Trừ những sửa chữa mà tác giả mong muốn, văn bản được in nguyên vẹn không thay đổi, ngoại trừ ghi chú tại trang 63 nói về một thông tin của ông Guilleux la Roërie đã được thêm vào phù hợp với ý nguyện của tác giả.” Như vậy công trình bao gồm hơn 100 trang in, 227 hình minh họa, hai bản đồ khổ lớn và một bảng tổng kết kèm theo hơn 200 ghi chú cuối mỗi trang trong đó các ghi chú của tác giả được đánh theo số 1, 2, 3... còn các ghi chú của Nooteboom được ghi bằng dấu *). Trong bản tiếng Việt, có nhiều điều cần ghi chú thêm, chúng tôi giải quyết bằng Phụ lục cuối sách bao gồm:
1. Thuật ngữ hàng hải, giải thích các thuật ngữ dùng trong đóng tàu thuyền và vận hành, tra cứu theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với thuật ngữ Pháp mà tác giả đã sử dụng.
2. Địa danh – nhiều tên sông hồ, biển cả mà tác giả sử dụng được chuyển sang tên gọi hiện đại, một khi đã có nhiều thay đổi lớn trên bản đồ thế giới trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia giành độc lập, tự chủ. Các địa danh được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt – phần lớn các địa danh theo cách gọi Anh Mỹ – có đối chiếu với tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng. Khi cần thiết có ghi chú Hán Việt cho các địa danh Trung Hoa.
3. Tên người – cũng được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với cách gọi tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng.
4. Tên thuyền – liệt kê tất cả các thuyền mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách, với giải thích tóm tắt bổ sung thêm những gì mà tác giả đã trình bày trong phần chính của cuốn sách.Chúng tôi hy vọng rằng phần Phụ lục tuy có làm cho cuốn sách tăng thêm số trang nhưng góp phần giúp độc giả theo dõi những vấn đề đáng quan tâm mà tác giả đã đặt ra. Gần 100 năm đã trôi qua, kể từ ngày “Phác thảo” này được xuất bản, nên có nhiều thay đổi lớn trong dân tộc học hàng hải trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng tôi chuyển ngữ nguyên vẹn công trình của Pierre Paris cùng các Phụ lục với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu căn bản những vấn đề hàng hải của dân tộc, một công việc cần thiết không chỉ cho ngày hôm nay mà cả mai sau.