Sách Phật Pháp : Tâm Pháp

Nhãn hàng: Lý Tứ | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Lý Tứ
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tôn giáo & Triết học || Sách Phật Pháp : Tâm Pháp
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Phật Pháp : Tâm Pháp

Công ty phát hành: HanoiBooks
Tác giả: Lý Tứ
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 392

“Tâm pháp” là một trong những cuốn sách được viết bởi tác giả Lý Tứ. Mỗi câu khéo hỏi và khéo trả lời trong tác phẩm đều chứa đựng sức mạnh, mang huyền ý sâu xa mà khi đã hiểu thấu, người đọc càng cảm thấy được khai sáng, hướng đến cái đẹp cuộc sống.
Mỗi bài viết trong “Tâm Pháp” là kim chỉ nam cho mọi hành động, đồng thời cũng là hành trang quý báu cho người tu tập.

Hanoibooks xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm:

“Tóm lại Thập Như Thị chính là nguyên lý hình thành khổ vui ba cõi, và Thập Như Thị cũng chính là nguyên lý để bậc Thánh thoát ra khỏi trói buộc ba cõi... Vì thế Thập Như Thị được Phật đề cập đến trong giáo trình giảng dạy Phật tri kiến. Có nghĩa là học Phật tri kiến hay học Nhất thiết trí, là một giáo trình Phật giảng dạy cho Bồ Tát gồm nhiều thứ, trong đó có Thập Như Thị. Thập Như Thị chính là một học phần trong toàn bộ giáo trình nhiều học phần này…

⁎ Học Thập Như Thị cơ bản là học nguyên lý hình thành ba cõi và nguyên lý thoát ra khỏi trói buộc ba cõi. Thành tựu cơ bản này mới có thể học các học phần khác. Đó là học thêm các thứ phương tiện thiện xảo, giúp hữu tình hết phiền não và tiến đến Phật quả...

Muốn học được nguyên lý này, người học phải hội đủ một số điều kiện nhất định... Đó là:

Nếu Nhị thừa thì vị này phải là một A La Hán, nếu là Bồ Tát thừa thì vị này phải thấu suốt hai vô ngã, tâm pháp rỗng không... Vì thế, kinh Diệu Pháp Liên Hoa chỉ tuyên thuyết chủ yếu với Nhị thừa gồm toàn “hạt chắc”, có nghĩa hội chúng là những đệ tử đã chứng Thánh... hoặc trí tuệ tương đương một vị Thánh... Còn đối với Bồ Tát muốn học cái này thì phải như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm, đó là Tâm vị này phải như hư không... Các công đức có được đều hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề... Đây là điều kiện “ắt có và đủ” để có thể lãnh hội toàn bộ giáo trình Phật tri kiến trong đó có học phần “Thập Như Thị”...

Các vị!... Thập Như Thị được khởi đầu bằng hai chữ “Như Thị”... Muốn thấu suốt Thập Như Thị, phải thấu suốt ý nghĩa hai chữ Như Thị (Như Vầy)... Như vậy…

⁎ “Như Thị” là nghĩa như thế nào? Trong kinh Phật di huấn lại, ngày sau khi kết tập, đầu kinh phải để: “Như thị ngã văn” có nghĩa “Tôi nghe như vầy”... Ý nghĩa này theo thông lệ của thế gian đó là Ngài A Nan nghe như vậy, rồi cứ y như điều đã nghe mà thuật lại... Nhưng Phật thuyết pháp, là thuyết cho mọi hữu tình. Nếu cứ theo thông ở đời, cho đó là cái nghe của A Nan thì mặc nhiên tự loại bản thân ra khỏi dòng nước pháp của Phật... Nếu không muốn tự loại bản thân ra khỏi dòng nước pháp, thì người tu hành cần nên hiểu như thế nào về nghĩa “Tôi nghe như vầy”?...

Nói đến đây Lý Tứ đảo mắt nhìn mọi người rồi im lặng...
Một hồi lâu, Như Quả lên tiếng:

Thưa Lão Sư!... Tôi nghe như vầy, trong ý nghĩa này con hiểu là chính con nghe như vầy!... chứ không phải Ngài A Nan nghe như vầy!...

─ Ông nghe như vầy, là nghe thế nào?

Như Quả im lặng ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:

Con nghe như vầy là không nghe theo “cái bị nghe”!...

─ Những gì được gọi là “cái bị nghe”?

Thưa Lão Sư!... “Cái bị nghe” chính là âm thanh cùng ngữ nghĩa từ miệng Lão Sư phát ra!...

─ Ông nên suy nghĩ thật kỹ... một khi không nghe theo “cái bị nghe”, thì cái nghe nó như thế nào?

Như Quả ngẫm nghĩ rồi nói:

Thưa Lão Sư!... Con thấy cái nghe tự nó rỗng rang, không có bóng dáng của nhĩ thức...

─ Nhĩ thức không sanh, thì cái gì sanh?

Thưa Lão Sư!... Nhĩ thức không sanh thì biện biệt không sanh, biện biệt [2] không sanh thì chẳng thấy ý nghĩa của tịnh cùng bất tịnh... Tịnh cùng bất tịnh chẳng thấy nên không có gì sanh...

─ Trong cái không sanh đó, ông thấy cái gì?

Thưa Lão Sư!... Con thấy tâm con thanh tịnh!...

─ Tâm ông thanh tịnh thì nó như cái gì?

Thưa Lão Sư!... Tâm con thanh tịnh thì nó như vậy, như vậy ạ!...

Thưa Lão Sư!... Con ngộ ra chữ Như Thị trong câu “Như thị ngã văn” rồi ạ!... Chữ Như Thị theo con hiểu là không như cái gì hết, không như cái gì hết mới chính là như thị!...

─ Nếu còn thấy nó như cái gì thì tâm như cái gì?

Thưa Lão Sư!... Nếu còn thấy nó như cái gì thì đó là như nhân, như duyên, như tánh, như tướng... chứ chẳng phải như thị ạ!...

─ Thấy Thập Như Thị chỉ là một như thị, thì nhân cái gì mà nói là mười?

Thưa Lão Sư!... Mười chẳng khác một, một chẳng khác không... Nhân đã không, thì quả cũng không. Quả không thì tánh tướng tự không!... Nên chẳng nói nó là cái gì, vì ra ngoài văn tự ngữ ngôn...

─ Tánh tướng tự không, văn tự cũng không thì gọi là gì?

Thưa Lão Sư!... Là không tánh, là không tướng, là vô ngôn...

─ Đã không tánh, không tướng, vô ngôn thì ba thời từ đâu lập bày?

.......................................




Hình ảnh sản phẩm

Sách Phật Pháp : Tâm Pháp
Sách Phật Pháp : Tâm Pháp
Sách Phật Pháp : Tâm Pháp
Sách Phật Pháp : Tâm Pháp

Giá AURA
Liên kết: Mặt nạ dưỡng trắng giảm sạm nám Yehwadam Pure Brightening Nourishing Facial Mask