Trong Tam quốc diễn nghĩa có một câu chuyện: Khi Gia Cát Lượng xuất binh tới Ngũ Trượng Nguyên thì bệnh cũ của ông lại tái phát, ông ngửa mặt lên trời để xem thiên văn, thấy “trong Tam đài tinh, khách tinh sáng rực, chủ tinh mờ tối, các sao tướng phụ ánh sáng lờ mờ”, do đó ông đã suy đoán mệnh của mình chỉ trong một sớm một chiều mà thôi, nhưng ông vẫn hy vọng dùng phép cầu đảo để tăng thêm tuổi thọ cho mình. Trong doanh trại của quân đội ông đã bày trận đèn Bắc đẩu, chỉ cần trong trận mà đèn chủ sau 7 ngày không tắt thỉ ông sẽ sống thêm được 12 năm. Đến ngày thứ 6, vừa đúng lúc Gia Cát Lượng đang “múa trượng kiếm, trấn áp tướng tinh” thì quân Ngụy đánh đến, Đại tướng Ngụy Diên chạy nhanh vào doanh trại và sơ suất đạp đổ mất đèn chủ. Gia Cát Lượng vì vậy mà tổn mạng, đó chính là giai thoại “Ngũ Trượng Nguyên Gia Cát Lượng cầu sao, thấy tượng gỗ đô đốc Ngụy mất vía” còn lưu truyền thiên cổ. Trong rất nhiêu những bộ tiểu thuyết cổ điển còn lưu truyền không ít những câu chuyện nói đến việc xem sao trên trời để suy đoán đại sự và vận mệnh nhân sinh.
Trong lịch sử có những nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng được xem là những người có tài năng trong việc nắm vững thuật chiêm tinh như Gia Cát Lượng. Những trước tác ghi chép về Tinh tượng học cổ đại cũng được lưu truyền qua các đời, tác phẩm Quả Lão tinh tông được thu thập vào trong bộ Cổ kim đồ thư tập thành chính là một trong những trước tác vể tinh mệnh mang tính tiêu biểu nhất.
Tác giả của Quả Lão tinh tông được gán cho một đại sư vé Tinh tượng học đời Đường tên là Trương Quả. Trương Quả là một nhân vật có khá nhiều sắc thái truyền kỳ, vỉ ông được suy tôn là tổ sư của Tinh tượng học. Nhưng trong truyền thuyết thỉ nhân vật truyền kỳ này lại sinh vào thời thượng cổ mà sống mãi cho đến thời Đường, ông tinh thông các thuật thần diệu, từng biểu diễn thắn thuật của mình trước mặt vua Đường Huyền Tông. Trương Quả đã đem học thuyết vể tinh mệnh truyền lại cho Lý Đăng, những lời vấn đáp giữa hai người đã được lưu truyền đến đời sau, trong đó bao gồm cả Tiên thiên khẩu quyết, Hậu thiên khẩu quyết, cho đến những bàn luận nổi tiếng về Tinh mệnh học.
Những ghi chép đó đã được gộp chung lại gọi là Quả Đăng vấn đáp và được ghi chép lại trong trước tác Quả Lão tinh tông, trước tác này được xem là bảo bối của các nhà Tinh mệnh học đời sau.
Bộ sáchQuả Lão Tinh Tông - Quyển Hạ này được biên tập lại theo một phương thức mới, chúng tôi hoàn toàn không tiến hành phát triển nội dung bộ sách theo hình thức cổ văn khó hiểu mà vận dụng phương pháp biên tập hiện đại hóa để tiến hành làm mới lại nguyên thư, các bước cụ thể như sau: Tiến hành biên tập tỉ mỉ lại cổ tịch. Căn cứ vào nội dung nguyên văn để tiến hành phân chia chương mục và chỉnh lý cho thích hợp, cố gắng đến mức tối đa trên cơ sở tôn trọng nội dung nguyên bản, tạo điểu kiện thuận lợi cho độc giả trong quá trình đọc hiểu. Dùng văn bạch thoại để phiên dịch và giải thích tóm lược vế nội dung các phần trong nguyên tác, giúp độc giả lý giải nguyên văn một cách tốt hơn. Bộ sách này áp dụng phương pháp biên tập hiện đại hóa là đồ giải, mang đến cho độc giả một sự thể nghiệm hoàn toàn mới mẻ trong việc đọc hiểu cổ văn. Bộ sách giữ nguyên những hình ảnh minh họa trong nguyên tác, đồng thời đưa ra tiêu chú “bản vẽ cổ” để phân biệt. Đồng thời chúng tôi còn lựa chọn rất nhiều hình ảnh quý trong Tam tài đồ hội đời Minh và Khâm đinh Tứ khố toàn thư đồ giám đời Thanh để đưa vào bộ sách, phối hợp với những sơ đồ sinh động và những lời giải thích tường tận, giúp cho nội dung của bộ sách được mở rộng hơn.
Nhà sách Thành An cam kết chỉ bán sách thật, sách mới, nhập nguyên kiện từ nhà xuất bản, đảm bảo chất lượng nguyên vẹn; sách được lựa chọn và đóng gói cẩn thận. Nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với Nhà sách Thành An trong phần shopee chat . Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng giải đáp cho bạn! #nhasach_thanhan hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc -Nhà Phát Hành : Văn Lang -Tác Giả : Trương Quả Lão -Năm Xuất Bản : 2012 -Số trang: 527 -Nhà Xuất Bản : Hồng Đức -Bìa Cứng -Kích Thước : 16 x 24 cm [Hình ảnh]