Sách & Tạp Chí > Sách > Văn Học Kinh Điển || Sách - Truyền kỳ mạn lục giải âm
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Truyền kỳ mạn lục giải âm

Trải qua ngót hai thập kỷ, cuốn sách Truyền kỳ mạn lục giải âm đã giúp không ít bạn đọc tìm hiểu và thưởng thức những truyện ngắn đặc sắc cha ông ta để lại. Đối với bạn đọc trong giáo giới và học giới thì rõ ràng đây là một tập tư liệu đắt giá cho việc học tập và nghiên cứu đa chiều về văn chương và chữ nghĩa, về lịch sử và văn hóa nước ta thời trung đại.

Truyền kỳ mạn lục giải âm là tập truyện ngắn tuyển chọn gồm 20 truyện của danh sĩ Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra từ đời Trần, đời Hồ đến đời Lê sơ, không gian trải dài từ Nghệ An trở ra Bắc. Các tác phẩm phác họa rõ nét quang cảnh đất nước và con người Việt Nam với đầy đủ tên tuổi, số phận của họ trong những bối cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà, lúc thì thấm đượm thế thái nhân tình, khi thì khí khái hào mại, khi thì lâm ly thống thiết, lại được phô diễn một cách điêu luyện bằng bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình.

Tác giả Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Ông là người xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc, thuộc đất Hồng Châu xưa (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Ông học rộng biết nhiều, mấy lần thi đỗ hội thí. Được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền, nhưng chỉ hơn một năm sau thì ông cáo quan về quê phụng dưỡng mẹ già. Có thể chính trong thời gian này ông đã sáng tác Truyền Kỳ Mạn Lục gồm 20 truyện ký bằng Hán văn.

Tương truyền Nguyễn Thế Nghi là người dịch tác phẩm Hán văn Truyền Kỳ Mạn Lục sang văn Nôm vào thế kỷ XVII. Ông sống vào thời nhà Mạc, không rõ năm sinh năm mất. Thuở thiếu thời cùng quen thân với Mạc Đăng Dung (1483-1541), về sau không chịu ra làm quan, được Đăng Dung tặng phong tước Đại Hưng hầu. Ông giỏi văn chương, đặc biệt sở trường về văn quốc âm (chữ Nôm), cuối triều Mạc còn làm văn Nôm châm biếm tệ hoang dâm của đương triều.

Cuốn sách này là bản phiên âm của GS Nguyễn Quang Hồng từ bản dịch chữ Nôm của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. GS Nguyễn Quang Hồng trong quá trình phiên âm đã giữ nguyên các cấu trúc, quy tắc dùng từ của người Việt trong thời kỳ trung đại. Bên cạnh việc phiên âm, GS còn tiến hành chú giải các điển tích, điển cố và từ ngữ trong sách. Bởi vậy, tập truyện có giá trị cao về học thuật, không giống các bản Truyền kỳ mạn lục đang lưu hành chỉ đơn thuần là dịch từ Hán văn sang tiếng Việt hiện đại.

+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:

« Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Dữ là thuần túy Việt Nam, ngoại trừ văn ngôn chữ Hán là phải vay mượn từ Trung Hoa. Nguyễn Dữ không viết về con người và những gì xảy ra ở Trung Hoa, mà trong tác phẩm của ông luôn luôn hiện lên quang cảnh đất nước và con người Việt Nam với đầy đủ tên tuổi, số phận của họ trong những bối cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà, từ thời nhà Trần cho đến thời nhà Lê (niên đại sớm nhất được nhắc đến trong Truyền kỳ mạn lục là năm Canh Ngọ niên hiệu Khai Hựu, tức năm 1330, niên đại cuối cùng là niên hiệu Đoan Khánh ngũ niên, tức năm 1509). Với những câu chuyện thấm đượm nỗi niềm thế thái nhân tình, khi thì khí khái hào mại, khi thì lâm ly thống thiết, lại được phô diễn một cách điêu luyện bằng bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình, ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm của Nguyễn Dữ đã lôi cuốn được sự chú ý của người đương thời và luôn luôn giữ được sự hấp dẫn với các văn nhân, độc giả đời sau. »

- GS. Nguyễn Quang Hồng

Công ty phát hành: Omega Plus
Tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Thế Nghi, GS Nguyễn Quang Hồng
Nhà xuất bản : NXB Khoa học xã hội
Năm XB 2019
Trọng lượng (gr) 600
Kích thước 16 x 24
Số trang 576
Hình thức Bìa Mềm
Ngôn ngữ Sách tiếng Việt

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Truyền kỳ mạn lục giải âm
Sách - Truyền kỳ mạn lục giải âm

Giá QTCON
Liên kết: Tinh chất dưỡng trắng Lựu Pomegranate & Collagen Volume Lifting Serum 80ml