Giới thiệu Sách - Từ Dạo Ấy - Natsume Soseki - Bình Book - Ấn Bản Bìa Cứng Giới Hạn
Cuốn sách gần như khép lại cuối năm của Tao Đàn. Trông cân đối, tinh tế và đặc biệt giấy rất dày và sang. Ông Natsume Soseki còn lên…tờ 1000 Yên Nhật và xuất hiện trong một tập Doraemon. Đủ để biết vị thế của ông. Ở mình thì người ta biết ông qua “Tôi là con mèo”. *** TỪ DẠO ẤY
Tác giả: Natsume Soseki
Dịch giả: Mai Đỗ
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Khổ sách: 14 x 20.5 cm
Số trang: 408
Ngày xuất bản: Tháng 11/2020 **** Giới thiệu tác phẩm: TỪ DẠO ẤY được xếp hạng là một trong những tiểu thuyết sâu sắc và gây xúc động nhất của Natsume Soseki. Câu chuyện được kể trong bối cảnh đất nước Nhật Bản sau thời kỳ chuyển giao giữa chế độ Mạc phủ và Duy Tân Minh Trị, khi văn minh của Tây phương đang len lỏi vào từng ngõ ngách trong đời sống. Daisuke - cậu ấm vô dụng của một gia đình giàu có, được học hành đàng hoàng, nhưng sau khi tốt nghiệp thì không chịu đi làm, vẫn ăn bám gia đình. Bước qua tuổi ba mươi, Daisuke không sự nghiệp, không vợ con, cuộc sống của anh là dành trọn thời gian cho việc lang thang vô định cùng những thú vui phù phiếm, anh thờ ơ với hết thảy, cho tới khi anh gặp lại người bạn thân thời đại học và tình yêu đầu đời của mình, Daisuke buộc phải thực hiện công cuộc tìm kiếm bản thân một cách rốt ráo… Bi kịch của Daisuke không chỉ là sự giằng xé giữa hèn nhát và dũng cảm, giữa tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội, mà còn là cuộc đối chọi giữa lề lối tập tục cổ xưa và lý tưởng văn minh tân tiến. Giới thiệu tác giả: Natsume Soseki (1867-1916) là bút danh của Natsume Kinnosuke – một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke, ba người được đánh giá là trụ cột của nền Văn học hiện đại của xứ sở mặt trời mọc. Natsume Soseki bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình sau quãng thời gian tu nghiệp ở Anh quốc với những ngày tháng khó khăn, cô đơn và đau khổ (1900-1902). Ông là người thuộc thế hệ trí thức tinh hoa theo khuynh hướng truyền thống trong cuộc tranh luận văn hóa Đông – Tây thời Meiji, là nhà văn học dân tộc lớn nhất trong nên văn học cận đại Nhật Bản kể từ thời Meiji. Ông còn là một trong những chủ soái của trường phái văn chương Tâm lý cao sang (Yoyuha) đối đầu với chủ nghĩa Tự nhiên (Shigenshugi) trên văn đàn xứ Phù Tang đầu thế kỷ XX. Chỉ trong hơn 10 năm cầm bút của mình, tài năng sáng chói của ông đã được thể hiện qua các tác phẩm mang phong cách viết trang nhã nhưng không kém phần hoa mỹ và lộng lẫy. Ông không chỉ thành công trong lĩnh vực truyện kỳ ảo, tiểu thuyết mà còn để lại những tập thơ Haiku, những tiểu luận văn chương đặc biệt, còn nguyên giá trị và vị thế trong nền văn học của Đảo quốc mặt trời.