Tác giả: Nhiều tác giả Khổ sách: 16x24 cm Số trang: 254 trang Năm xuất bản: 2017
Một tài liệu lịch sử giao thông mang tính khu vực được xem như tuyến đường ngoại giao hợp thức.
Việc tìm hiểu diễn biến địa danh vùng Tây Nam bộ trong lịch sử qua một số khảo cứu chuyên đề địa danh học từ trước đến nay thường ít lưu ý đến tự dạng Hán Nôm, thiếu sót này dẫn đến những suy luận hoặc giải thích từ nguyên của nhiều địa danh chưa được thỏa đáng. Để góp phần khắc phục tình trạng nói trên, thông qua những địa danh xuất hiện trong"Xiêm La quốc lộ trình tập lục", nội dung chú giải sẽ điểm qua những địa danh - với tự dạng gốc Hán Nôm - trong tư liệu cổ Việt Nam tương ứng, mục đích của việc kê cứu này là nhằm góp phần tìm hiểu sự diễn biến phức tạp của những địa danh thuộc dạng ký âm hoặc chuyển nghĩa.
… Tuy nội dung chính của "Xiêm La quốc lộ trình tập lục" là “Tập hợp ghi chép về các con đường ở nước Xiêm La”, nhưng do sự liên lạc giao thông nên các vùng địa lý có liên đới với Xiêm cũng là đối tượng miêu thuật. Ngoài đất Xiêm, một phần châu thổ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, vùng biển nam và tây nam Việt Nam, vùng nam Cao Miên, vùng biển Cao Miên, bán đảo Mã Lai cũng được đề cập, vì sự ghi chép mạch lạc này mà Tập lục được các nhà nghiên cứu ngoại quốc xem là một tài liệu lịch sử giao thông mang tính khu vực. Ngoài mục đích quân sự, tuyến đường biển trong vịnh Xiêm La (Ao Thai), và tuyến đường bộ từ Xiêm sang Việt Nam ngang qua Cao Miên từ những năm đầu triều Gia Long đã là tuyến đường ngoại giao hợp thức.