Các đề tài kinh tế, văn hóa, xã hội, quản trị doanh nghiệp trên cùng số báo:
Mặt nổi, mặt chìm của giá cà phê robusta (Nguyễn Quang Bình): Có nhiều lý do để giá cà phê robusta trong và ngoài nước nhảy như ngựa bất kham từ vài tháng nay…
Chờ hiệu quả của giảm lãi suất điều hành (Thụy Lê): Chính sách giảm lãi suất điều hành gần đây của NHNN Việt Nam được cho là sẽ hỗ trợ tích cực nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, hiệu quả của giải pháp này vẫn có những hạn chế nhất định trong bối cảnh hiện nay.
Lãi suất giảm, chứng khoán vẫn cù cưa (Triêu Dương): Lãi suất giảm trong tuần trước, song thị trường chứng khoán không những không đi lên mà còn giảm. Liệu nhà đầu tư đang có những mối lo nào khác?
VN-Index kỳ vọng lấy lại đà hứng khởi sau loạt tin hỗ trợ! (Thanh Thủy): Lạm phát hạ nhiệt, lãi suất giảm mang đến sự kỳ vọng về mặt bằng lãi suất cho vay sẽ sớm “hạ nhiệt”, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Quy hoạch điện 8 mang đến cơ hội cho doanh nghiệp nào? (Linh Trang): Nhóm doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp hạ tầng điện và điện khí được đánh giá sẽ hưởng lợi sau khi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt.
Áp lực tăng vốn điều lệ của ngân hàng (Tuệ Nhiên): Trước nguy cơ nợ xấu tăng nhanh trở lại, các ngân hàng một mặt phải có những giải pháp cơ cấu nợ cho khách hàng, mặt khác phải nỗ lực gia tăng bộ đệm vốn để đảm bảo an toàn và sức chống chịu.
Đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân qua bảng cân đối (Lê Hoài Ân – Nguyễn Ngọc Ngân): Hoạt động đầu tư tài chính gặp trục trặc trên tất cả các kênh đầu tư trong suốt một năm qua đã cho các cá nhân và gia đình cơ hội nhận ra sự cần thiết của việc tối ưu hóa nguồn lực trong quản lý tài chính.
Để sự chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam đến cùng “quả ngọt” (Hoàng Hạnh): Dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang là lựa chọn buộc phải đặt ra với ngay cả các doanh nghiệp Trung Quốc. Khi đón làn sóng này, Việt Nam không nên chỉ nhìn thấy quả ngọt.
Doanh nghiệp Việt bỏ quên một thị trường lớn? (Ricky Hồ): Hạn chót để giành được giấy chứng nhận Halal mới của Indonesia là tháng 10-2024. Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng nhận Halal cũ. Liệu các doanh nghiệp có bỏ lỡ cơ hội làm ăn ở thị trường Hồi giáo đông dân nhất thế giới?
AI ập đến, doanh nghiệp phải làm sao? (mục Ý kiến): Sử dụng AI vào công việc cũng có những rủi ro khó lường, như việc các AI tạo sinh cũng khét tiếng về các sai sót.
Thế nào là “thường xuyên không hoàn thành công việc”? (Nguyễn Thị Thu Trang – Lê Thị Minh Thư): Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc, doanh nghiệp coi chừng có thể bị “tình ngay lý gian” nếu không nắm rõ quy định của pháp luật về căn cứ xác định người lao động “thường xuyên không hoàn thành công việc”.
“Xác sống” nơi công sở – Khi người trẻ mất định hướng tương lai (Minh Tuấn): Không có mục tiêu công việc cụ thể; làm việc cầm chừng; không gắn kết với đồng nghiệp và cấp trên; không tiến bộ và không có khả năng học hỏi… là vài triệu chứng của căn bệnh zombie (xác sống) đang lan rộng trong những người trẻ là nhân viên văn phòng.
“Xác sống” nơi công sở – Đi tìm phương pháp trị liệu hữu hiệu (Hồ Nguyên Thảo): Việt Nam có tỷ lệ nhân sự làm việc cầm chừng cao gấp 3-4 lần so với mức trung bình của thế giới. Hiệu suất lao động thấp buộc các doanh nghiệp và nền kinh tế trả giá.
Cần môi trường lành mạnh, dàn quản lý cấp trung hiểu chuyện (Hồ Nguyên Thảo phỏng vấn bà Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi – Giám đốc điều hành khu vực Bắc ASEAN của Human Dynamic Group): Để giải quyết tình trạng vật vờ nơi làm việc, nhà quản trị nhân sự cần lưu ý các khía cạnh: sự phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên, các mối quan hệ gia đình, sức khỏe, tài chính… của họ; xây dựng môi trường làm việc khỏe khoắn; phát triển, đào tạo đội ngũ quản lý cấp trung hiểu biết về tâm lý và hành vi; cập nhật chế độ phúc lợi phù hợp.
Nâng cấp doanh nghiệp từ việc thực thi tiêu chuẩn quốc tế (Phan Đình Mạnh): Việt Nam cần từng bước gắn kết tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế. Cơ quan quản lý cần chủ động giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt ngay cả khi chưa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia.
Khi nhãn hiệu không chỉ là… nhìn thấy được! (Lê Thiên Hương): Kể từ lần sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2022, nhãn hiệu âm thanh được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam, thì nhãn hiệu mùi, vị giác hay đa phương diện vẫn chưa được chính thức chấp nhận.
Cơ chế cho nhượng quyền thương mại quốc tế hiệu quả (Nguyễn Lư Tấn Giang): Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế, nhất là sau đại dịch Covid-19.
Biến tướng của dịch vụ cầm đồ – góc nhìn pháp lý (Lưu Minh Sang): Giải mã một số hiện tượng biến tướng điển hình của dịch vụ cầm đồ tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý.
Qua đại dịch thấy nhiều điều (An Nhiên): Trải qua đại dịch Covid-19, chúng ta thấy rõ tình yêu thương, đoàn kết của người dân; lòng tham của một số quan chức, cán bộ; những lỗ hổng pháp luật cùng rất nhiều việc phải làm cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hai mươi năm, hai dự án, một chuyện dân sinh (Mục Nhĩ): Đã đến lúc cần quy định thực hiện chi tiết hơn ở phần nội dung “báo cáo tác động dân sinh” trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.
Đánh giá tác động môi trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau liệu đã ổn? (Nguyễn Ngọc Trân): Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau không cân đối giữa hai dự án thành phần; chủ yếu quan tâm những tác động trong giai đoạn thi công mà chưa đề cập sau khi công trình hoàn thành.
Những đợt nắng nóng khởi từ lòng đại dương (Anh Vũ): Sẽ còn các đợt nắng nóng đi kèm những cơn hạn hán chớp nhoáng, bởi những luồng sóng nhiệt dưới biển đang đồng loạt xuất hiện trong các đại dương.
Mùa của thiên nhiên – mùa cuộc sống (Ngân Trần): Mùa đông đang đến gần trên đất Úc, nhưng chiếc áo cổ điển của mùa thu với lá phong vàng, đỏ vẫn còn vấn vương…
Vỗ tay ở Cannes (Trần Thanh Bình): Một lời khen hay chê một bộ phim không chỉ dựa vào tràng vỗ tay dài hay ngắn khi nó được xướng tên, hoặc qua sự truyền đạt lại cảm xúc từ người đã từng xem bộ phim ấy. Sự đồng cảm hay không của người thụ hưởng giá trị nghệ thuật là khi tự họ xem và đánh giá.
Khi chỉ có trời biết, đất biết! (Trần Duy Thành): “Những đồng tiền chân chính được tạo ra từ thành quả của việc khát khao lao động, chứ không phải xuất phát từ thèm muốn vị kỷ và tính toan bất chính”, trích Con kiến xây của Nguyễn Đinh Khoa.
Doanh nghiệp niêm yết Nhật Bản đương đầu áp lực bình đẳng giới (Ricky Hồ): Ở Nhật Bản, số phiếu bầu chống lại các hội đồng quản trị chỉ có nam giới tăng lên, khiến một số công ty gặp khó khăn trước cuộc họp cổ đông vào tháng 6 này.
“Liều kháng sinh” cho thị trường tài sản mã hóa (Hồ Ngọc Tài – Phan Ngọc Trâm – Đỗ Phạm Khánh Huyền): MiCA là đạo luật đầu tiên trên thế giới về khung pháp lý chuyên biệt cho thị trường tài sản mã hóa. Việt Nam là nước có triển vọng lạc quan từ thị trường này trong khu vực ASEAN nhưng lại chưa có sự quan tâm đúng đắn về rủi ro.
Thử máu tìm ung thư – lợi hay hại? (Nguyễn Vũ): Các nhà đầu tư đang rót tiền tỉ vào các công ty cung cấp dịch vụ thử máu, phân tích DNA để sớm phát hiện ung thư. Nhưng nhiều nhà khoa học nghi ngờ hiệu quả của phương pháp này.
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 6548687640155 |
artbook blackpink lương khô quân đội lớp học mật ngữ fahasa báo chí người truyền ký ức kinh tế vi mô tiền đấu với vàng how money works - hiểu hết về tiền bts tam quốc diễn nghĩa sài gòn cẩm nang du lịch dorian gray đồng hồ thông minh khoa học về làn da joy tạp chí thời trang tạp chí du lịch tạp chí - catalogue tạp chí pi forbes việt nam wanderlusttips hoa học trò hoa học trò 1358 tạp chí thời trang cũ báo dzung yoko cá koi