Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 23-2024

Số 23-2024: Giá vàng: nghĩ về một giải pháp lâu dài(KTSG) – Chiều ngày 3-6-2024, bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp cho người dân theo chủ trương bình ổn th...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 23-2024

Số 23-2024: Giá vàng: nghĩ về một giải pháp lâu dài

(KTSG) – Chiều ngày 3-6-2024, bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp cho người dân theo chủ trương bình ổn thị trường vàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Nhưng nếu nguồn cung của các ngân hàng có giới hạn mà nhu cầu từ phía người dân vẫn mạnh mẽ thì liệu có một toa thuốc khác?

Đối diện với cái mới (mục Ý kiến): Chúng ta nói nhiều về việc chuyển đổi số nhưng làm gì để không người dân nào bị bỏ lại đằng sau khi họ không có điều kiện tiếp cận công nghệ lại ít được nhắc đến. Tương tự, chuyển đổi số mà không chú ý đến các lỗ hổng bảo mật bị lợi dụng để kẻ xấu lừa đảo trực tuyến cũng là một thiếu sót cần khắc phục.

Hạn hán, xâm nhập mặn “chiếm sóng” nghị trường (An Nhiên): Giải pháp căn cơ nào phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, để nông dân có đủ nước sinh hoạt và canh tác nông nghiệp? Đây là câu hỏi được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trong phiên chất vấn ngày 4-6-2024.

Tín dụng có phải là cây đũa thần cho tăng trưởng? (Triệu Minh): Từ trước đến nay, chính sách tiền tệ nới lỏng nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng được xem là một trong những giải pháp cốt lõi và quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Liệu điều này có còn đúng trong tình hình hiện nay?

Cầm cự trước sức ép tỷ giá: nắng hạn chờ mưa (Hồ Quốc Tuấn): Có cách nào ngăn cản đồng nội tệ mất giá so với đô la Mỹ? Chỉ có cách can thiệp bằng dự trữ ngoại hối! Mà nhìn vào câu chuyện của Nhật Bản thì thấy rằng can thiệp bao nhiêu cho đủ khi thị trường đã biết là mình đang phải “gồng”…

Để PPP hấp dẫn trở lại (Cẩm Hà): Những vướng mắc tại các dự án BOT giao thông đã và đang diễn ra là “dữ liệu” quan trọng để các cơ quan chức năng tham khảo nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc trong tương lai.

Bán vàng qua ngân hàng – chính sách có khai thông thị trường vàng? (Thụy Lê): Chính sách NHNN bán vàng cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng này bán lại cho người dân nhằm bình ổn thị trường vàng có thể xem là vừa mới lại vừa cũ vì cách đây 11 năm NHNN cũng đã thông qua các ngân hàng để tìm cách hạ nhiệt thị trường vàng. Liệu lần này có gì khác biệt và hiệu ứng sẽ ra sao?

Giá vàng: nghĩ về một giải pháp lâu dài (TS. Võ Đình Trí): So với các loại tài sản đầu tư khác, vàng có một nhược điểm là không tạo dòng tiền. Chính vì vậy nếu những loại tài sản đầu tư khác như cổ phiếu có cổ tức tiền mặt hay trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu chính phủ) đủ hấp dẫn thì sẽ dịch chuyển đáng kể dòng tiền của nhà đầu tư.

Các nước nhập khẩu và phân phối vàng như thế nào? (TS. Đinh Trường Hinh): Tiếp theo bài Năm giải pháp để ổn định thị trường vàng, bài viết này tác giả nhằm giải thích các hệ thống nhập khẩu và phân phối vàng ở các nước bên cạnh Việt Nam như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, và Thái Lan.

Khả năng vượt đỉnh lớn dần! (Thanh Thủy): Khả năng VN-Index vượt qua vùng đỉnh 1.285-1.300 điểm đang ngày một cao hơn. Với bối cảnh trên, nhà đầu tư nên kiên trì nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt đến giá mục tiêu và có thể cân nhắc gia tăng thêm tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh.

Cổ phiếu MWG dẫn sóng ngành bán lẻ (Linh Trang): Dù đã có sự hồi phục ấn tượng cả ở phương diện hoạt động kinh doanh lẫn phương diện giá cổ phiếu nhưng MWG vẫn được đánh giá là còn nhiều dư địa hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào phục hồi kinh tế nhiều hơn lãi suất (Lão Trịnh): Mức tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay không chỉ nói lên sự khó khăn chung trong hoạt động mở rộng tín dụng của doanh nghiệp và người dân mà còn phản ánh bù trừ một phần mức tăng tín dụng đột biến vào tháng cuối năm 2023.  

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào? (Trịnh Duy Viết): Có nhiều phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải nhận thức được các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải theo đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp.

Lê Duy Bình: Đầu tư công phải kích thích đầu tư tư nhân (Hoàng Hạnh): “Chúng ta cần nỗ lực để đầu tư công không chỉ đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng ngắn hạn của từng năm mà phải tạo dựng được tiền đề cho tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo”, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện có phải điểm sáng? (Bùi Trinh): Ờ nước ta như hiện nay thì chưa thể xem tăng trưởng và cơ cấu của xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiên là điểm sáng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động.

Moca dừng cuộc chơi, thị trường ví điện tử còn gì? (Trịnh Minh): Moca dừng cuộc chơi giữa bối cảnh thị trường ví điện tử Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt, các “tay chơi” lớn vẫn đang tiếp tục cuộc chiến dành thị phần với những hướng đi mới. Thị trường ví điện tử hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển sôi động trong thời gian tới.

Luật Điện lực mới: Cần tạo cơ sở pháp lý cho những thay đổi (Thái Doãn Hoàng Cầu): Luật Điện lực sửa đổi cần ổn định, bền vững nhất định với các thay đổi nhanh chóng của thực tiễn, đặc biệt là các thay đổi thiết kế thị trường điện, để có thể giúp thực hiện các mục tiêu, chính sách đã đề ra. Vì vậy, cần tạo cơ sở pháp lý cho những thay đổi.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quá khó để doanh nghiệp tuân thủ quy định (Nguyễn Văn Phúc): Trong bối cảnh những quy định của Nghị định 13 và Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng vẫn còn tồn tại nhiều nội dung chưa rõ ràng, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định này là rất lớn.

Áp dụng cải cách tiền lương tháng 7: Những giải pháp thích ứng nào cho doanh nghiệp? (Dương Tiếng Thu – Lê Thanh Trà): Việc áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024 với hai nội dung lớn gồm bãi bỏ mức lương cơ sở và tăng mức lương tối thiểu sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tiền lương tại Việt Nam.

Bao giờ bất động sản lại khởi sắc? (Ricky Hồ): Những dự báo thận trọng hơn cho rằng thị trường bất động sản sẽ tươi sáng hơn từ cuối năm nay, tức là khả năng vẫn ở thì tương lai và xa hơn chút vào năm 2025 hoặc 2026.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản: Góc nhìn dài hạn (Dũng Nguyễn): Các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, nhưng thị trường sẽ có thêm một đợt sàng lọc lớn trong dài hạn.

Mạnh như độc quyền sáng chế! (Lê Vũ Vân Anh – Phạm Văn Kiện): Bằng sáng chế đã được công nhận từ lâu và được xem là chỉ dấu cho trình độ sáng tạo của một quốc gia cũng như mang lại cho doanh nghiệp sở hữu sức mạnh khó cưỡng được trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Thật tiếc khi ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn chủ yếu là sân chơi của các chủ sở hữu nước ngoài.

Người trẻ đãng trí! (Minh Thảo): Nếu tình trạng lúc nhớ lúc quên xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc thì bạn – dù còn đang tuổi thanh xuân phơi phới – vẫn nên tìm bác sĩ để được thăm khám. Bởi có thể bạn mắc chứng suy giảm trí nhớ – một chứng được cho là “bạn của tuổi già”.

Phiếu điểm nào cho phụ huynh? (Khánh Hưng): Vì sao phụ huynh cứ đến cuối mỗi năm học lại nhìn vào phiếu điểm rồi đánh giá con, đánh giá cả thầy cô lẫn nền giáo dục mà chưa bao giờ tự nhìn lại và “chấm điểm” cho mình?

Sáp nhập huyện xã – “bài học Gò Công” (Mục Đồng): Từ bài học của việc đăng ký xe ở Gò Công sau khi thay đổi địa danh, các ngành chức năng cần triển khai đồng bộ việc cập nhật dữ liệu ngay từ bây giờ để tránh gây thiệt hại và phiền hà cho người dân, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thay đổi tư duy chống ngập (Trần Văn Tường): TPHCM đã chi số tiền rất lớn để chống ngập, cải tạo và nâng cao mặt đường, hàng loạt dự án đã được triển khai nhưng hiệu quả mang lại không tương xứng, bởi tình trạng ngập ngày càng nặng nề.

Có một “đập chắn Thái Bình Dương” của Marguerite Duras (Nguyễn An Nam): Đây là một cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố tự truyện của Marguerite Duras. Trong nhiều năm kể từ khi nó được biết đến, nhiều chuyên gia văn học đã tìm cách quy chiếu các nhân vật, tình tiết trong cuốn tiểu thuyết này với chính cuộc đời riêng của tác giả.

Người trẻ Mỹ đối mặt áp lực do chi tiêu quá mức (Lạc Diệp): Những tính toán sai lầm, tác động từ mạng xã hội và cả các hình thức mua sắm thuận tiện hơn đang khiến nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi tại Mỹ chi tiêu quá mức cần thiết, từ đó đối mặt với nguy cơ nợ nần.

Khi chuỗi siêu thị làm quảng cáo (Nguyễn Vũ): Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết năm ngoái chuỗi siêu thị Walmart đã tạo ra doanh thu 3,4 tỉ đô la Mỹ từ hoạt động quảng cáo. Để tiện so sánh, nên biết cùng năm 2023, tờ New York Times đạt doanh thu quảng cáo chừng 500 triệu đô la.

Dữ liệu lạm phát sẽ khiến Fed và ECB tiếp tục thận trọng (Song Thanh): Các dữ liệu vừa công bố tại Mỹ và khu vực đồng euro cho thấy tiến trình kiềm chế lạm phát tại các nền kinh tế đã không tiến triển như dự kiến. Điều này có thể khiến giới chức Fed và ECB tiếp tục duy trì quan điểm chính sách thận trọng.

 Mời bạn đọc đón xem!

   

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 23-2024
Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 23-2024

Giá DUSTY

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-06-06 14:04:47
Loại bìaBìa mềm
Số trang68
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU2990589395935
Liên kết: Bông mút tán nền Daily Beauty Tools Ink Lasting Puff fmgt