Số 40-2024: Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản
(KTSG) – Mục tiêu trực tiếp của việc đánh thuế tài sản là tăng thu ngân sách, tiếp đó là điều tiết cung cầu và tác động vào việc sử dụng bất động sản một cách tiết kiệm, hiệu quả, cuối cùng mới là góp phần hạ giá nhà đất.
Còn đùn đẩy, ôm đồm thì còn tắc nghẽn (mục Ý kiến): “Việc gì cấp dưới cũng lên xin cấp trên”, “bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp trung ương giải quyết” là một vấn nạn không nhỏ trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Nó không chỉ gây ra bao ách tắc cho nhu cầu giải quyết thủ tục pháp lý của người dân và doanh nghiệp, mà còn dễ tạo ra cơ chế xin – cho, một môi trường thuận lợi để tiêu cực phát triển.
PPP liệu có khởi sắc hơn? (An Nhiên): Nhiều chính sách mới có vẻ hấp dẫn hơn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra khi sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) với mong muốn khơi thông và thu hút nhiều hơn nữa nguồn lực của khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng kinh tế – xã hội. Nhưng chừng đó liệu đã đủ để PPP khởi sắc hơn trong tương lai?
Phía sau màn bật tăng của đô la tự do và sự ngược pha ở các thị trường (Triệu Minh): Sự lệch pha, hay nói đúng hơn là tình trạng ngược pha ở giá giao dịch đô la Mỹ giữa thị trường chính thức và phi chính thức đang trở nên sâu sắc hơn. Trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ trong nước vẫn dồi dào, điều gì đang diễn ra và tác động đến xu hướng này?
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Thuế bất động sản phải phù hợp, khả thi (Hoàng Hạnh): “Xây dựng và ban hành một sắc thuế bất động sản phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngăn chặn việc đầu cơ chứ không cản trở cơ hội mua nhà của người dân có nhu cầu, góp phần tạo ra một thị trường bất động sản bền vững và hiệu quả… là việc cần làm”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Dân bỏ tiền vào đâu khi nhà nước đánh thuế sở hữu bất động sản? (Phạm Hoài Huấn): Việc giá nhà vượt quá khả năng mua của phần lớn những người làm công chăm chỉ là không thể chấp nhận được. Nhưng chuyện áp thuế sở hữu nhiều bất động sản khi chưa có đánh giá tác động đầy đủ cũng như thực hiện tổng hòa các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi là không nên.
Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản (Trương Thanh Đức): Việc đánh thuế vào người sở hữu bất động sản cũng cần tính đến để ngăn chặn đầu cơ, nhằm giảm giá bất động sản. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì dường như mới chỉ là cách giải quyết tác động đến phần nổi của tảng băng chìm.
Gói kích thích quy mô lớn liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế Trung Quốc? (Lạc Diệp): Giới chức Trung Quốc vừa triển khai gói kích thích kinh tế với quy mô lớn nhất kể từ sau đại dịch Covid-19. Các biện pháp này liệu có đủ để giúp Bắc Kinh hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay?
Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc: cấp cứu con bệnh nặng (Hồ Quốc Tuấn): Vấn đề của Trung Quốc là khủng hoảng niềm tin, chứ không phải thiếu tiền, không phải lãi suất cao, cũng không phải ở việc hạn chế mua nhà thứ hai hay thứ ba. Mà bốc thuốc để ổn định niềm tin thì… hên xui. Có thể trúng, cũng có thể trật.
Trung Quốc: thương mại và đầu tư thay đổi ra sao khi tăng trưởng chậm lại? (TS. Phạm Sỹ Thành): Trong ngắn hạn, các chú ý dồn vào việc nền kinh tế Trung Quốc có thể về đích ở mức tăng trưởng 5% hay không. Còn trong trung và dài hạn, sự quan tâm của các nền kinh tế bên ngoài tập trung vào việc các chính sách thương mại và đầu tư của Trung Quốc sẽ như thế nào. Bởi đây là hai kênh lan tỏa trực tiếp nhất…
Cơ hội vượt đỉnh của VN-Index đang ngày càng lớn dần! (Thanh Thủy): VN-Index có thể sẽ có những phiên lùi lại để kiểm định lực cung nhưng đây được xem là cơ hội để các nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu thấp dần tích lũy lại vị thế.
Chứng khoán tháng 10 – chờ VN-Index vượt mốc 1.300? (Triêu Dương): Không ít nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index có thể chinh phục thành công mốc 1.300 điểm ngay trong tháng 10, đồng thời xây dựng nền vững chắc trên vùng giá này, bất chấp áp lực chốt lời sẽ tăng dần tại ngưỡng cản tâm lý này. Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường sẽ đến từ đâu?
Vốn ngoại sẽ quay lại… (Trịnh Duy Viết): Các quốc gia phát triển đã bắt đầu đảo chiều chính sách tiền tệ từ thắt chặt qua nới lỏng, liệu dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài có quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường cần thêm động lực gì để có thể vượt 1.300 điểm?
Kỳ vọng mới cho cổ phiếu “quốc dân” HPG (Bình An): Dù ngành nghề mang tính chu kỳ khá cao nhưng với vị thế “ông lớn” trong ngành cùng câu chuyện mở rộng công suất từ dự án Dung Quất 2, cổ phiếu HPG vẫn còn nhiều yếu tố để kỳ vọng trong quí 4-2024 cũng như năm 2025.
Từ đề xuất tăng vốn cho Vietcombank – Nhìn lại bức tranh vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng (Thụy Lê): Dù đã có sự tăng trưởng kể từ năm 2021 đến nay, nhưng tốc độ tăng vốn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn được cho là chậm hơn so với nhóm ngân hàng thương mại tư nhân.
Đằng sau cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Trong thời gian gần đây, hàng loạt công ty chứng khoán đang tích cực tăng vốn như một xu hướng. Sự tăng vốn này có phải chỉ là “game tăng giá” hay là động thái chiến lược dài hạn của các công ty.
Vấn nạn doanh nghiệp ma và bài toán quản lý đăng ký doanh nghiệp (Lưu Minh Sang): Hành vi giả mạo đăng ký thành lập doanh nghiệp nói riêng và sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp “ma” nói chung đang trở thành một thách thức lớn trong công tác quản lý doanh nghiệp. Theo công bố từ các cơ quan hữu trách, hàng ngàn doanh nghiệp ma đã được phát hiện, gắn liền với các vụ án hình sự đã đưa ra xét xử.
Chuyện nhãn hiệu nổi tiếng từ vụ việc TikTok tại Singapore (Trần Quốc Thái): Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ vụ xung đột nhãn hiệu nổi tiếng giữa TikTok và Tiki tại Singapore để bảo vệ nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả.
Thị trường tín chỉ carbon ASEAN đã hình thành và phát triển ra sao? (Ricky Hồ): Indonesia, Campuchia đã bán tín chỉ carbon rừng trước Việt Nam. Các nước Indonesia, Thái Lan, Singapore hay Malaysia đều thành lập thị trường chính thức sớm hơn, từ năm 2022 đến nay. Nhiều chuyên gia đã nói rằng thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam, thử nghiệm hay chính thức, đang chậm chân hơn các thị trường khác trong khu vực.
Đường dài của thị trường tín chỉ carbon Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): Thị trường tín chỉ carbon cần điều kiện gì để hình thành, phải mất bao lâu để hoàn thành một giao dịch và giá bao nhiêu cho một tín chỉ? Đây là những câu hỏi mà các bên liên quan tại Việt Nam – cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng – cần phải trả lời…
Khi yếu tố xanh vào hoạt động IR (Dũng Nguyễn): Bên cạnh chất lượng thông tin công bố đang được cải thiện trên diện rộng, một xu hướng mới hiện nay là tích hợp yếu tố xanh vào các hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR).
“Cô bé cá nóc” (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Vũ Thùy Linh là người Việt Nam đầu tiên lấy được ba tấm bằng danh giá: Tiến sĩ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đầu bếp quốc gia Nhật Bản và Đầu bếp chế biến cá nóc Nhật Bản. Những thành tựu của cô gái sinh năm 1991, đang sinh sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản này được đánh giá là “chưa từng có tiền lệ”.
Từ Wukong nghĩ về những sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế (Nguyễn Thị Kỳ Duyên): Lĩnh vực giải trí, đặc biệt là trò chơi điện tử, là một công cụ mạnh mẽ của truyền bá văn hóa. Bằng cách tạo ra nội dung vừa mang tính giải trí vừa phong phú về mặt văn hóa, còn có thể tác động một cách tinh tế đến nhận thức của người chơi và kích thích sự tò mò của những người chưa biết đến nền văn hóa nhất định nào đó.
Sức mạnh từ tiền lẻ (Song Hảo): Giữa khi giông bão vẫn còn đổ xuống những câu chuyện “phông bạt” hay khoe khoang những đóng góp tiền tỉ hay hàng trăm triệu đồng, mà thực tế chỉ vài ngàn đồng. Tiền lẻ còn đi xa hơn, góp phần cho câu chuyện “thế giới đại đồng” ở một đất nước xa xôi… Nhưng đó là câu chuyện của sự minh bạch và niềm tin.
Mùa nước tràn đồng (Ngọc Khuyến): Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ “về” trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng đợi của cư dân nơi dành cho người bạn từ phương xa.
Dặm đường tiếng Việt (Trần Thanh Bình): Mỗi lần, đọc tin trên báo chí, khi thấy tiếng Việt được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở một quốc gia xa xôi nào đó, lòng tôi lại lâng lâng khó tả…
Khi ông Trump mua hamburger bằng Bitcoin (Nguyễn Vũ): Giới doanh nhân tiền mã hóa thích ông Trump vì ông sẵn lòng gặp họ, lắng nghe những đề xuất của họ; ông Trump từng nói sẽ đưa việc khai thác Bitcoin về thực hiện ở Mỹ chứ không để diễn ra ở nước khác và hứa hẹn sẽ biến nước Mỹ thành thủ đô tiền mã hóa cho cả thế giới.
Cơn sốt AI mang lại cơ hội mới cho các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ (Song Thanh): Từ chỗ phải đóng cửa vì hoạt động khó khăn, các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ đang đứng trước triển vọng hồi sinh. Năng lượng hạt nhân hiện đang được coi là giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về điện mà cơn sốt AI gây ra.
Thất nghiệp trong giới trẻ đang đe dọa nền kinh tế Trung Quốc (Ngân Diệp): Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc liên tục gia tăng trong thời gian qua, tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế.
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-10-03 14:15:29 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 4362889823384 |
artbook blackpink lương khô quân đội lớp học mật ngữ fahasa báo chí người truyền ký ức kính tế vĩ mô tiền đấu với vàng how money works - hiểu hết về tiền bts tam quốc diễn nghĩa sài gòn cẩm nang du lịch dorian gray đồng hồ thông minh khoa học về làn da joy tạp chí thời trang tạp chí du lịch tạp chí - catalogue tạp chí pi forbes việt nam wanderlusttips hoa học trò hoa học trò 1358 tạp chí thời trang cũ báo dzung yoko cá koi