Tạp chí Kinh tế Sài gòn kỳ số 8-2024

KTSG Số 8-2024: Tiền chưa rẻ!(KTSG) – Tiền rẻ hay đắt là theo đánh giá của người đi vay, ở đây là theo từng doanh nghiệp, theo ngành và theo bối cảnh của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài gòn kỳ số 8-2024

KTSG Số 8-2024: Tiền chưa rẻ!

(KTSG) – Tiền rẻ hay đắt là theo đánh giá của người đi vay, ở đây là theo từng doanh nghiệp, theo ngành và theo bối cảnh của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi nền kinh tế sẽ có tình trạng kinh doanh khác nhau được phản ánh qua chỉ tiêu được gọi là tỷ suất lợi nhuận hay sinh lời của vốn đầu tư. Rất khó để tính suất sinh lợi bình quân của vốn trong nền kinh tế và mỗi ngành, mỗi dự án thường có một tỷ suất sinh lợi khác nhau.

Để cao tốc đúng nghĩa là cao tốc (mục Ý kiến): Hệ thống giao thông ở nước ta đang ngày càng hoàn thiện nhờ những khoản đầu tư công rất lớn rót vào đây. Thế nhưng sự hoàn thiện đó không nên tính bằng số ki lô mét cao tốc làm được mà nên tính bằng hiệu quả giao thông các cao tốc mới đem lại, kể cả sự an toàn của người dân.

Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (An Nhiên): Tiếp tục giảm lãi suất cho vay; sẽ gia hạn Thông tư 02/2023 về cơ cấu lại nợ và mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản lên 30.000 tỉ đồng là những thông điệp quan trọng của NHNN tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày 20-2-2024.

Luật các tổ chức tín dụng 2024: không gian nào dành cho ngân hàng thuần số? (Lưu Minh Sang – Nguyễn Ngọc Phương Hồng): Ngân hàng số tại Việt Nam đã xuất hiện và có nhiều sự phát triển nhưng chủ yếu được triển khai theo mô hình bên trong các ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của ngân hàng thuần số vẫn là câu chuyện của tương lai và điều kiện tiên quyết phải đến từ việc kiến tạo không gian pháp lý cho mô hình ngân hàng này.

Tiền gửi giá rẻ quay trở lại hệ thống ngân hàng (Thụy Lê): Sau giai đoạn sụt giảm, tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, giúp các ngân hàng có thêm điều kiện kéo giảm lãi suất huy động đầu vào. Đâu là động lực hỗ trợ cho xu hướng này?

Thử “soi” tiền gửi và tiền vay của hệ thống ngân hàng (Lê Hoài Ân): Trong suy nghĩ truyền thống, tiền gửi phải có trước và tiền vay có sau trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống tạo tiền hiện đại từ hệ thống ngân hàng khiến những quy tắc đó không phải lúc nào cũng đúng.

Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn: Tiền chưa rẻ! (Hoàng Hạnh): Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhận định, lãi suất cao hay thấp phải được xác định bằng lãi suất thực tế và tỷ suất lợi nhuận bình quân theo từng ngành kinh tế…

VN-Index trở lại trên mốc 1.200 điểm! (Thanh Thủy): Trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam ngập tràn sắc xanh. VN-Index tăng điểm tốt kèm theo dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đã tạo động lực giúp cho chỉ số vượt ngưỡng 1.200 điểm, lên mức cao nhất trong năm tháng.

Lạc quan trước kế hoạch 2024 của doanh nghiệp (Triêu Dương): Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” lại xuất hiện, khi đà tăng của chỉ số VN-Index chủ yếu nhờ lực kéo ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn, thay thế cho nhóm cổ phiếu ngân hàng đang chững lại. Rủi ro điều chỉnh đang hiển hiện, lực đỡ cho thị trường sẽ đến từ đâu?

“Lạm phát lòng tham” là bản chất của giới nghiệp chủ toàn cầu? (Ricky Hồ): Hy Lạp, Anh và một số nước khác đang có động thái áp trần lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia. Nhưng hiện tại, “lạm phát lòng tham” vẫn là một cuộc tranh luận khá mới mẻ.

Góc nhìn mới về chính sách công nghiệp trong kinh tế học (Huỳnh Thế Du): Đã có sự thay đổi đáng kể về quan điểm đối với chính sách công nghiệp của nhà nước trong giới nghiên cứu kinh tế thế giới. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các chính sách công nghiệp, trong những điều kiện và cách làm nhất định, là cần thiết và có tác động tích cực đến sự phát triển. Đây là sự thay đổi nhận thức có tính bước ngoặt trong kinh tế học.

GDP và môi trường (Bùi Trinh): Chỉ tiêu tăng trưởng GDP không phải là không tốt nhưng nó bị hạn chế khá nhiều khi bị tuyệt đối hóa, gần như được xem là thước đo duy nhất về quy mô và tăng trưởng của nền kinh tế. Những ngành kinh tế gây ô nhiễm môi trường vẫn được đề cao trong GDP là một ví dụ về thiếu sót của chỉ tiêu này.

Hợp tác Song Tử mang lại lợi ích gì cho nhà xuất nhập khẩu? (Nguyễn Bảo Quốc): Chiến lược Trung Quốc +1 và dịch chuyển chuỗi cung ứng đang là xu hướng nhằm cải thiện và phòng ngừa rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều bất ổn những năm vừa qua. Hiểu rõ xu hướng này và hưởng ứng cộng hưởng với khách hàng, Hợp tác Song Tử chuyển đổi mô hình vận chuyển nhằm cải thiện triệt để lịch trình nhằm giao hàng đúng hẹn.

Liên minh châu Âu đi đầu trong làm luật quản lý AI! (Lê Thiên Hương): Ngày 9-12-2023, EU đã đi tới một “thỏa thuận chính trị” liên quan tới Luật về AI, sau ba ngày thương thuyết đầy căng thẳng giữa các nước thành viên và Nghị viện châu Âu. Có thể đây sẽ là luật đầu tiên trên thế giới ở quy mô quốc tế liên quan tới chủ đề nóng bỏng này.

AI mở rộng cánh cửa thị trường cho sản phẩm số (Ricky Hồ): Các doanh nghiệp toàn cầu đã nhận ra sức mạnh của AI trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm tài chính số mới cho thị trường ASEAN và Việt Nam, với hai câu chuyện tiêu biểu của Validus từ Singapore và Tyme có nguồn gốc từ Nam Phi khi bước vào thị trường Việt Nam.

ASEAN: Startup công nghệ lại ngần ngừ đầu tư cho AI (Hồ Nguyên Thảo): Nhiều startup công nghệ Đông Nam Á đang ngần ngại trong đầu tư vào trí thông minh nhân tạo (AI) dù rằng AI dường như là câu chuyện của thời cuộc trong nhiều năm qua, nhất là sau khi ChatGPT ra đời. Một số thận trọng, số còn lại đang đứng nhìn như chuyện nước chảy mây bay.

Thấp thỏm mua bán mở hàng cà phê (Nguyễn Quang Bình): Những biến động gần đây về cung cầu, chuỗi cung ứng và chính sách tiền tệ đã tạo nên một bức tranh sinh động nhưng đầy rủi ro trên các thị trường cà phê.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần những chính sách về công nghệ phù hợp (Phan Đình Mạnh): Không phải tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều giống nhau nên các chính sách công nghệ cần được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khác nhau của họ.

Hành trình chống “kế hoạch đào thải non sản phẩm” (Quang Hà): Kế hoạch đào thải non sản phẩm, hay đào thải non sản phẩm có kế hoạch, là chiến lược rút ngắn vòng đời của sản phẩm nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua mới. Người ta càng sớm vứt đồ, càng sớm mua mới, công ty càng bán chạy và càng sản xuất nhiều, kinh tế càng tăng trưởng mạnh.

Bài học pháp lý từ “khai thấp giá chuyển nhượng” bất động sản (Nguyễn Thị Thu Thủy): Bên cạnh những yếu tố khách quan dẫn đến khó khăn trong giao dịch bất động sản, thực tế cũng phát sinh nhiều vụ việc mà các bên mua bán đã giao dịch thiếu minh bạch, thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận trong quá trình giao dịch. Điều này đã gây ra những hậu quả pháp lý khó lường cho cả người bán và người mua.

Cò về rồi sẽ lại ra đi? (Khánh Hưng): Không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực từ chương trình nông thôn mới. Nhưng nhìn đàn cò, nghĩ về không gian xanh và chất “lành” thực sự, tôi nghĩ cần giữ lại một chút “nông thôn xưa” – những bờ tre, những cây gỗ lâu năm và cả hàng rào xanh. Bởi đó là nơi chim, cò cư ngụ và là nét hồn quê.

“Làm người” có nghĩa là gì? (Lê Hữu Huy): Đó là câu hỏi mà tôi hay đặt ra cho học trò và với cả riêng mình khi cùng các em tiếp cận và phân tích văn bản văn học trong chương trình tú tài quốc tế (IB) trong suốt hơn mười lăm năm qua. Trong các buổi học đầu tiên, tôi thường giải thích ngắn gọn rằng khái niệm “con người” có hai phần là “Con” và “Người”.

Khi thành viên độc lập không độc lập (Nguyễn Vũ): Giả dụ hội đồng quản trị một doanh nghiệp thỏa thuận sẽ trả một khoản tiền thưởng rất lớn cho tổng giám đốc điều hành nếu ông này đạt được một số chỉ tiêu hội đồng đề ra, liệu một tòa án có quyền bác bỏ thỏa thuận này của hội đồng quản trị không? Trong trường hợp hãng xe Tesla của Elon Musk và tòa án bang Delaware thì câu trả lời là có.

Suy thoái tấn công các nền kinh tế lớn (Lạc Diệp): Kinh tế thế giới đang đón nhận những tín hiệu không mấy khả quan, khi một số nền kinh tế lớn vừa rơi vào suy thoái. Nguy cơ này liệu có tiếp tục lan rộng?

Cú hích Tết Nguyên đán chưa đủ để vực dậy niềm tin tại Trung Quốc (Song Thanh): Trung Quốc đã khởi đầu năm Giáp Thìn một cách khá thuận lợi với sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động chi tiêu tiêu dùng và du lịch trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, cú hích này liệu đã đủ để thúc đẩy niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế?

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Tạp chí Kinh tế Sài gòn kỳ số 8-2024
Tạp chí Kinh tế Sài gòn kỳ số 8-2024

Giá RYIU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-02-22 15:15:04
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU5910163809726
Liên kết: Set 10 miếng mặt nạ nha đam Real Nature Mask Aloe The Face Shop