THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO - Khởi Nguyên và Ảnh Hưởng

TựaThiền định là một từ phức bao gồm hai yếu tố trong ngôn ngữ Hán Việt thường được dùng như một từ đơn. Điều này khiến một số người có thể hiểu nhầm, hoặc cảm thấy bối rối khi tìm trong kho từ vựng ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO - Khởi Nguyên và Ảnh Hưởng

Tựa

Thiền định là một từ phức bao gồm hai yếu tố trong ngôn ngữ Hán Việt thường được dùng như một từ đơn. Điều này khiến một số người có thể hiểu nhầm, hoặc cảm thấy bối rối khi tìm trong kho từ vựng Phật học Pāli và Sanskrit không thấy một từ đơn nào tương đương, từ đó dẫn đến kết luận, trong Phật giáo không có cái gì gọi là thiền định.  Kết luận này không phải hoàn toàn không đúng.

Theo thói quen của một số người sử dụng từ Hán Việt, trong tập quán ngôn ngữ đơn âm, thường dùng từ kép hơn là từ đơn; vì sự phát âm từ đơn nghe có vẻ “cộc”, không êm tai, do đó ghép hai từ (a) thiền vốn là phiên âm từ dhyāna và (b) samādhi trong tiếng Phạn. Hai từ này có thể dùng thay thế nhau vì cùng chỉ trạng thái tập trung, tuy vậy trạng thái tâm lý tập trung tư duy mà cả hai từ chuyển tải có sự khác biệt về đẳng cấp. Phân biệt ý nghĩa khác nhau của hai từ này sẽ được nói rõ hơn trong Chương II (Phần I).

Dhyāna: thiền-na, thiền; nó là danh từ phái sinh từ động từ căn √dhyai (dhyāyatidhyāti).

Từ dhyāna được Câu-xá viii định nghĩa theo từ nguyên như sau: dhyānam iti ko’rthaḥ | dhyāyanty aneneti | prajānantīty arthaḥ | Do bởi nó mà chúng nó tư duy, nên nó có nghĩa là (công cụ) tư duy (dhyāna = dhyai + ana). Chúng nó tư duy có nghĩa là chúng nó nhận thức. Lối trực dịch này tương đối khó lãnh hội với người đọc chưa quen với các quy tắc cấu trúc từ ngữ, cú pháp trong Phạn văn. Do vậy, trong khi dịch đoạn này, Huyền Trang diễn thêm một ít.

Hán dịch chuẩn từ dhyāna bởi Huyền Trang là “tĩnh lự.” Câu-xá  giải thích: “Tĩnh lự nghĩa là gì? Do tịch tĩnh này mà tư duy thẩm sát (thẩm lự). Tư duy thẩm sát có nghĩa là nhận thức chân thật.”  Ở đây, với danh từ dhyāna Huyền Trang dịch là “tĩnh lự” nhưng với động từ dhyāyanti thì dịch là “thẩm lự”.

Câu-xá cũng nói thêm về ý nghĩa của động từ căn này, theo đó nó được hiểu là “tư duy” (cintana); và tư duy trong tông nghĩa của Tì-bà-sa chính là tâm sở huệ (prajñā). Tâm sở huệ nói đây không phải là chức năng tâm lý với những hoạt động thông thường, mà nó là khả năng nhận thức chính xác về đối tượng. Do nhận thức như thật chính xác của tâm được tập trung mà huệ (prajñā) trong trường hợp này được gọi là dhyāna.

Từ Sanskrit dhyāna tương đương với từ Pāli jhānaJhāna là phát âm hỗn chủng (hybrid) của từ dhyāna, theo quy tắc biến đổi ngữ âm dhya → (j)jha. Ví dụ: vidhyati → vijjhati (xuyên thủng); madhyama→majjhima (khoảng giữa); dhyāyati → jhāyati (tư duy).

Từ Pāli jhāyati này, ngoài nghĩa chỉ các hoạt động tâm lý liên hệ đến tư duy, nó còn hàm nghĩa thứ hai: thiêu hủy, như được giải thích trong Thanh tịnh đạo luận: “Gọi nó là jhāna, vì nó thắp sáng (upanijjhāna) sở duyên, và thiêu hủy (jhāpana) chướng ngại”. Giải thích này cũng gần với Tì-bà-sa, trong đó, ngoài nghĩa tư duy hay chánh quán, nó còn hàm nghĩa đoạn trừ kết hay phiền não. Jhāyati theo nghĩa 2 này có từ phái sinh của nó là jhāma hàm nghĩa bốc cháy, thiêu đốt, với tình trạng cháy đen. Từ điển Pāli của hội PTS dẫn động từ này cùng gốc với Sanskrit kṣāy~. Nguyên hình Sanskrit của động từ này là kṣai & kṣī (kṣāyati): đốt cháy. Nhưng động từ Sanskrit này cùng với thân tộc của nó không được ghi trong từ điển Edgerton.

Dựa theo các dẫn chứng về từ nguyên trên, chúng ta có thể cho rằng từ Sanskrit dhyāna là một dạng Sanskrit chuẩn hóa của jhāna, hàm cả hai nghĩa: thiêu đốt và thiêu hủy, như giải thích của Thanh tịnh đạo luận và Tì-bà-sa. Nếu điều này được chứng minh, dhyāna như được thông dụng ngày nay chỉ là một dạng biến đổi ngữ âm của từ gốc nguyên thủy jhāna, trong tiếng Phạn hỗn chủng (hybrid Sanskrit).

Giải thích ý nghĩa từ Pāḷi Jhāna như Thanh tịnh đạo luận hay Sanskrit như Đại Tì-bà-sa có khả năng dẫn chúng ta đến kết luận rằng, dhyāna/jhāna/thiền là một phương pháp tư duy đặc biệt chỉ xuất xứ từ Phật giáo. Trong từ samādhi: ta-ma-địa/định với nghĩa tập trung có thể chỉ cho phương pháp tư duy triết học, hay cầu nguyện tôn giáo trong nhiều hệ triết học và tôn giáo khác nhau. Điểm của tâm trong Phật giáo, samādhi hay định cũng giữ một vai trò quan trọng. Theo đó, trong bốn thiền (dhyāna) đều có samādhi được định nghĩa là cittasya ekāgratā: tính tập trung trên một tâm. Cho nên trong dhyāna/thiền nhất định có samādhi nhưng trong samādhi với bốn định vô sắc hoàn toàn không có các trạng thái của dhyāna. Đây là điều cần phân biệt giữa dhyāna và samādhi.

Mặc dù từ dhyāna trong nguyên nghĩa của nó chỉ hàm ý tư duy, Huyền Trang dịch là tĩnh lự được hiểu là tịch tĩnh và thẩm lự; đó là cách dịch diễn ý như đã thấy trong dẫn chứng trên. Theo diễn ý này, do bởi tính đặc sắc của các dhyāna là vận hành quân bình của trạng thái tập trung (śamatha: xa-ma-tha, chỉ) và quán sát (vipaśyanā: tì-bát-xa-na, quán), mặc dù trong bậc định (samādhi) vẫn có mặt chỉ và quán, nhưng ở đó chỉ được thiên trọng hơn quán.

Hai từ còn lại được nêu trên, về ý nghĩa, cũng như nguồn gốc, sẽ được nói đến một cách chi tiết trong các chương chính ở phần I và II; đây chỉ giới thiệu vắn tắt để có sự lưu ý về các trình độ khác nhau trong quá trình thăng tiến của tu tập căn bản, mà Đức Phật đã khai thị trong các Kinh. Trong tiêu đề này gộp chung cả hai từ lại với hàm ý các hình thái tập trung để tư duy và cầu nguyện, gọi chung là samādhi hay định được thấy trong nhiều nền văn minh khác nhau của nhân loại, với nhiều từ ngữ khác nhau nhưng nội hàm cùng ý nghĩa. Điều này trong mặc nhiên cũng ám chỉ một chí hướng chung nào đó, trong khát vọng sinh tồn của chủng loại người qua nhiều giai đoạn tiến hóa của lịch sử.

*
*     *

Tập sách này nguyên là phần tổng luận cho chương VIII của luận Câu-xá thuyết minh về định (Samāpattinirdeśa), nay tách riêng thành một tác phẩm độc lập, với những bổ sung cần thiết.

Sách được phân làm hai phần:

Phần I, gồm các chương về nguồn gốc của thiền cùng với những ảnh hưởng hỗ tương của nó từ các hệ tôn giáo khác nhau.

Phần II, gồm các chương dẫn và dịch từ các Kinh và Luận nói về các đẳng cấp tu tập, từ căn bản thiền cho đến các đẳng chí.

Tuy được biên soạn thành một tác phẩm độc lập, nhưng phạm vi của vấn đề rất rộng, được nghiên cứu với nhiều công trình của các học giả Phật giáo phương Tây và Nhật Bản. Số lượng các tác phẩm liên hệ khá đồ sộ, mà trong khả năng và điều kiện hiện tại, người biên soạn không thể tham khảo hết được. Do đó, mục đích mong muốn của người viết chỉ giới hạn trong một phạm vi hạn chế của vấn đề: Ảnh hưởng hỗ tương trực tiếp hoặc gián tiếp với ba hệ tư duy – Ấn giáo, Hồi giáo và Công giáo Vatican. Những ảnh hưởng hỗ tương này, tự căn để, có thể cho thấy thấp thoáng đâu đó khát vọng của con người, từ buổi đầu của lịch sử cho đến hiện đại.

Trong khoảng không gian và thời gian rộng lớn và lâu dài, thiền Phật giáo đã có những phát triển và biến đổi trong những sinh hoạt đa dạng của xã hội. Từ đó thiền Phật giáo cung cấp cho chúng ta nhận thức, trong phạm vi chân lý thường nghiệm hay hiện thực xã hội, rằng ý thức con người với khả năng tư duy của nó, từ trình độ đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất như được thấy trong thời hiện đại. Chính ý thức ấy đã dẫn đạo lịch sử xã hội loài người tiến hóa như thế nào, nhắm đến mục đích cứu cánh nào. Đây là vấn đề mà tập sách này không thể đáp ứng.

Nói một cách cụ thể, sự phát triển và biến đổi của thiền Phật giáo trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, được thực hành trong các tông phái như Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ và Thiền tông, song song với các phương pháp tu dưỡng của Đạo giáo, cùng với các ứng dụng trong kỹ thuật luyện công, luyện khí của các phái võ như Võ Đang và Thiếu Lâm. Lịch sử phát triển và biến đổi thiền như vậy cũng là một chương quan trọng, nếu muốn nói đến nguồn gốc và ảnh hưởng của Thiền Phật giáo. Dù vậy, đây cũng là vấn đề vượt ngoài tầm với của tác giả. Xin trân trọng ghi nhận sự khiếm khuyết không có khả năng hoàn tất.

Khoa mục được trình bày trong tập sách này chỉ ở mức khả dĩ chấp nhận, vì còn nhiều vấn đề cần nói mà người viết chưa thể nói hết. Hy vọng thời gian và hoàn cảnh còn cho phép.

Ở đây, người viết cũng không quên ghi nhận công đức của các Phật tử thân cận đã dành nhiều thời gian để chỉnh sửa những lỗi chính tả, cũng như hình thức trình bày dễ đọc. Người biên soạn xin mượn công đức này hồi hướng đến sự tăng ích và an lạc của mọi loài chúng sinh.

Tuệ Sỹ


 荻原雲來《漢譯對照梵和大辭典》.
 Abhidharmakośabhāṣya viii, Pradhan 433.8: dhyānam iti ko’rthaḥ | dhyāyanty aneneti | prajānantīty arthaḥ |
 Câu-xá 28, ch. viii. tr. T29n1558, tr.0145b11.
 Pradhan, dẫn trên: cintanārtho hy eṣa dhātuḥ | cintanaṃ ca prajñeti siddhāntaḥ|
 dẫn trên, samāhitacittasya yathābhūtaprajñānāt |
 Franklin Edgerton, Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, ⸹2.14.
 jhāpana, phái sinh của động từ jhāpeti: đốt cháy, thiêu hủy. Phiên âm Hán thường gặp là trà-tỳ được hiểu là hỏa táng. Visuddhimagga, 150: ārammaṇūpanijjhānato paccanīkajhāpanato vā jhānaṃ.
 Tì-bà-sa 83, tr. T27n1545, tr. 411b21.
 The Pali Text Society’s Pali-English Dictionary.
 Từ điển Monier-Williams. A Sanskrit-English Dictionary. Oxford, Clarendon Press, 1964.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO - Khởi Nguyên và Ảnh Hưởng
THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO - Khởi Nguyên và Ảnh Hưởng

Giá DOVU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThư Quán Hương Tích
Ngày xuất bản2022-03-15 13:34:41
Loại bìaBìa mềm
Số trang420
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đà Nẵng
SKU9474811432805
Liên kết: Set Tinh chất dưỡng trắng sáng Dr. Belmeur Vita Serine Tone Smoothing Serum Set