TRIẾT HỌC GIÁO DỤC
Tác giả: Nel NoddingsBiên dịch: Nguyễn Sỹ NguyênHiệu đính: Mai SơnXuất bản: IRED Books
Philosophy of Education
Trong cuốn sách “Triết học giáo dục”, Nel Noddings giới thiệu đến bạn đọc các phân môn và các chủ đề chính của triết học, cho thấy chúng quan trọng và cần thiết như thế nào đối với các vấn đề của giáo dục, đồng thời cũng sẽ chọn lọc một số vấn đề đang được quan tâm. Mục đích không gì khác hơn là giúp bạn đọc làm quen với sự nghiêm ngặt của lập luận triết học cũng như tính phức tạp của các vấn đề trong giáo dục.
Bốn chương đầu tiên sẽ cung cấp cho bạn hiểu biết nhất định về những câu hỏi giáo dục vẫn còn quan trọng kể từ Socrates và trình bày những phương cách mà các triết gia đã tiếp cận những câu hỏi ấy. Sau một khảo sát ngắn về lịch sử của các câu hỏi như vậy và sự thảo luận về chúng trước thế kỉ XX, trong chương II tác giả đi vào tư tưởng của John Dewey. Chương này tiếp tục sự phát triển lịch sử ấy, nhưng nó cũng ấn định một giai đoạn cho tranh luận hiện nay và giới thiệu các phương pháp của tự nhiên luận dụng hành (pragmatic naturalism). Ở chương III và IV tác giả bàn về các phương pháp hay những cách tiếp cận khác mà các nhà triết học về giáo dục đương đại đang sử dụng: triết học phân tích, thuyết hiện sinh, hiện tượng học, lý thuyết phê phán, thông diễn học và thuyết hậu hiện đại.
Sau các chương dẫn nhập, cuốn sách xét đến những vấn đề giáo dục chuyên biệt được nghiên cứu một cách triết học – các vấn đề giáo dục mang những tiêu đề chung như nhận thức luận, đạo đức học, triết học về khoa học,… Cách sắp xếp này chưa phải là thỏa đáng hoàn toàn - ngay cả đối với tác giả - bà vẫn rất mong một ngày nào đó sẽ xóa bỏ được những phân chia quá sâu giữa các phân ngành và những phân ngành nhỏ. Tuy vậy, tiếp nối mạch trình bày, Nel Noddings vẫn cho thấy cách sắp xếp này vẫn có những ưu thế nhất định cho một thảo luận đầy đủ. Đến cuối sách, bạn đọc sẽ nhận ra tại sao những ranh giới cứng nhắc phải được xóa bỏ. Trong khi, cũng cần xem xét những gì mà các nhà triết học đã đạt được bên trong những ranh giới ấy và tại sao vẫn còn rất nhiều việc phải giải quyết.
Chương cuối cùng “Thuyết nữ quyền, triết học và giáo dục” là tóm tắt các chương trước từ viễn tượng nữ quyền. Các văn bản triết học vào đầu thế kỉ XX thường kết luận với một chương trình bày phát biểu về những niềm tin triết học của tác giả. Chương cuối cùng trong sách này cũng được viết theo tinh thần như vậy. Nó nhắc nhở bạn đọc về những luận cứ đã được bàn và thúc đẩy sự tìm kiếm xa hơn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Viện Quản lý PACE |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-03-18 08:29:55 |
Phiên bản | thông thường |
Dịch Giả | Nguyễn Sỹ Nguyên |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 436 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội |
SKU | 3458355429507 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút