Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một siêu cường kinh tế chắc chắn được xếp vào một trong những câu chuyện phi thường nhất trong lịch sử nhân loại.
Chỉ trong gần ba thập kỷ, đất nước từng lạc hậu và cô lập này đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, đồng thời chuyển mình thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự nổi lên của Mỹ trở thành một siêu cường về công nghiệp đã manh nha sau cuộc Nội chiến, nhưng Trung Quốc đã vượt qua cuộc chạy đua vĩ đại của Mỹ và họ vẫn chưa dừng lại. Trong tương lai không xa, họ có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, đánh bật vị trí số một mà nước Mỹ đã thống lĩnh trong gần 150 năm. Nhiều người Mỹ đang tự hỏi : Làm thế nào mà thế giới lại đảo lộn quá nhanh như vậy ?
Người Trung Quốc thực sự muốn gì? Tại sao họ lại chi tiêu quá nhiều tiền cho quân đội? Họ là bạn hay kẻ thù, là đối tác thương mại hay là đối thủ về kinh tế và địa chính trị? Nói tóm lại, chúng ta phải đối phó với Trung Quốc như thế nào?
Cuốn sách Ứng xử với Trung Quốc giải quyết các câu hỏi đó thông qua những kinh nghiệm của cá nhân tác giả khi làm việc với người Trung Quốc. Với tư cách một người Mỹ quan tâm sâu sắc đến vị thế, đến sức khỏe của nền kinh tế, và triển vọng lâu dài cho công dân của đất nước Mỹ, Henry M. Paulson cho rằng tất cả những điều này sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, và rằng sự hợp tác có chọn lọc và mang tính xây dựng sẽ là cách tốt nhất để thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Người Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên Mỹ không nên sợ cạnh tranh hoặc co lại vì điều đó.
Paulson không phải là một học giả hay nhà lí thuyết. Ông là một doanh nhân có kiến thức thực tế về Trung Quốc và các nhà lãnh đạo công ty cũng như chính trị Trung Quốc. Những kiến thức ấy được Paulson thu thập từ hơn 100 lần đến Trung Quốc và trong gần 25 năm làm việc với quan chức nước này (từ Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ vào thập niên 1990, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo vào đầu thế kỉ 21 và Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường hiện ) về những vấn đề thương mại khi làm việc tại Goldman Sachs, về những vấn đề của nhà nước và chính sách vĩ mô khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ và giờ đây là chủ tịch của Viện Paulson thuộc ĐH Chicago.
Paulson cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ cân bằng, an toàn và hiệu quả hơn cho cả hai bên nếu mỗi quốc gia thực hiện một vài điều chỉnh. Người Mỹ lo ngại về những hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc; trong khi đó Trung Quốc lại coi hành động “xoay trục hướng về châu Á” của Mỹ là một nỗ lực ngầm nhằm cản trở sự trỗi dậy của họ. Mỹ muốn Trung Quốc mở cửa thị trường cho các công ty của Mỹ đồng thời muốn họ tuân theo các quy tắc hiện tại khi hội nhập sâu hơn vào hệ thống quốc tế. Trong khi đó Trung Quốc lại thích sửa đổi các quy tắc này và muốn được tôn trọng hơn trên toàn cầu.
Rõ ràng sẽ chẳng có lợi ích gì nếu hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới chống lại nhau. Nhưng hợp tác và cư xử thế nào lại là nhiều bài toán khó tiên lượng. Và Ứng xử với Trung Quốc Paulson sẽ đưa ra những lời giải tường tận, khả thi.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-01-16 22:05:27 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 576 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 1159149982087 |
dk national geographic thế giới như tôi thấy chủ nghĩa khắc kỷ carl jung thực tại không như ta tưởng khắc kỷ tâm lý học tội phạm luật tâm thức tù nhân của địa lý hành trình của linh hồn lịch sử tự nhiên luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru lịch sử chính trị súng vi trùng và thép bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý tương lai sau đại dịch covid quảng trường và toà tháp asean diệu kỳ đá quý và khoáng sản tất tật về nàng dâu albert einstein lịch sử nghệ thuật tại sao phương tây vượt trội lịch sử của trà michio kaku nguồn gốc muôn loài bảng tuần hoàn hóa học những nhà khoa học thay đổi lịch sử