Đôi nét về Nhà Văn Triết Gia Albert Camus
Albert Camus (7/11/1913 – 04/01/1960)
Giải Nobel Văn học 1957
* Nhà văn Pháp
* Nơi sinh: Mondovi (Algeria)
* Nơi mất: Villeblevine, Ionna (Pháp)
c câu hỏi về hệ thống giá trị của cuộc sống và lòng khát khao tìm kiếm ý nghĩa cũng như mục đích của đời sống. Trong tiểu luận triết học Huyền thoại Sisyphe (1942), Camus so sánh sự phi lí của tồn tại đời người với hành động của Sisyphe trong thần thoại hễ lăn hòn đá lên đến gần đỉnh núi thì hòn đá lại rơi xuống, và đã phát triển thuyết đạo đức mới dưới hình thức lí giải luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh về sự phi lí của tồn tại.
Sau chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh chi phối đời sống trí tuệ Paris. Camus lúc này đã trở thành một trong những nhà văn hàng đầu nước Pháp; ông xuất bản cuốn Dịch hạch, hình ảnh tượng trưng cho cái chết và tội ác, sau đó là vở kịch Caligula, tiếp tục phát triển trào lưu văn học phi lí và chủ nghĩa hiện sinh. Cũng trong thời gian này ông kết bạn với J. P. Sartre, nhưng về sau lại cắt đứt quan hệ vì bất đồng quan điểm. Trong những năm 50 Camus tiếp tục viết kịch, truyện và tiểu luận.
Trong Người nổi loạn (1951) Camus tuyên chiến với tất cả các hệ tư tưởng ngăn cản tự do của con người. Năm 1956, ông viết cuốn Sa đọa khai thác đề tài tội lỗi và ăn năn. Năm 1957, Camus được trao giải Nobel văn chương ở tuổi 44, bởi “đóng góp to lớn vào văn học, góp phần soi rọi giá trị của lương tâm con người”. Ba năm sau, vở kịch cuối cùng Những người quỷ ám của ông chuyển thể từ tiểu thuyết Lũ người quỷ ám của F. Dostoevski được công diễn.
Năm 1960, giữa thời kì sung sức với nhiều dự định sáng tạo, Camus mất trong một tai nạn xe hơi ở miền Nam nước Pháp.
Sau khi Camus qua đời, sáng tác của ông tiếp tục gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi, nhưng ông vẫn được coi là một trong những nhân vật sáng giá của thời đại. Camus thất vọng trước sự tha hóa của con người, nhưng vẫn kiên trì tìm lối thoát ra khỏi sự phi lí của kiếp nhân sinh. Người ta gọi ông là “nhà đạo đức học đã nâng những vấn đề luân lí lên thành vấn đề triết học”.
Tác phẩm của Camus được dịch khá nhiều sang tiếng Việt, trong đó cuốn L’étranger có đến 6 bản dịch khác nhau.
* Tác phẩm:
– Cái chết hạnh phúc (La mort heureuse, viết 1936, in 1971), tiểu thuyết.
– Bề trái và bề mặt (L’ envers et l’ endroit, 1937), tiểu luận triết học.
– Đám cưới (Noces, 1938).
– Người xa lạ (L’ étranger, 1942), tiểu thuyết [The stranger].
– Huyền thoại Sisyphe (Le mythe de Sisyphe, 1942), tiểu luận triết học.
– Caligula (1945), kịch.
– Dịch hạch (La peste, 1947), tiểu thuyết.
– Tình trạng giới nghiêm (L’ état de siège, 1948).
– Những kẻ chính trực (Les justes, 1949).
– Sa đọa (La chute, 1956), truyện vừa [The fall].
– Nơi lưu đầy và vương quốc (L’exil et le royaume, 1957), tập truyện ngắn.
– Người nổi loạn (L’homme révolté, 1951), tiểu luận.
– Những người quỷ ám (Les possédés, 1959), kịch, chuyển thể từ Lũ người quỷ ám của F. Dostoevski.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Cửu Đức |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-04-10 16:11:45 |
Kích thước | 13cmx20cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 181 |
SKU | 4377570223563 |
art art book phấn khối hồ chí minh hồ chí minh toàn tập lý minh tuấn khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius kinh dịch thu giang nguyễn duy cần câu chuyện thực phẩm nhã nam nhượng tống rong chơi miền chữ nghĩa lịch sử nghệ thuật quốc văn giáo khoa thư sách đảo mộng mơ - ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tô hoài nghệ thuật đánh cắp ý tưởng the magic - phép màu tiki trading sach.van hoc thiên tài bên trái kẻ điên bên phải vũ trọng phụng tây du ký kim dung haruki murakami nhà giả kim kẻ trộm sách văn học việt nam