Nửa đầu thế kỷ XX có ba cuộc đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần của nhân loại. Đó là chủ nghĩa Marx, thuyết tương đối của Einstein và phân tâm học của Freud.
Phân tâm học không phải là một triết học. Bởi, ở phân tâm học, thực hành đi trước lý thuyết. Trước khi trở thành một học thuyết, phân tâm học là một khoa chữa bệnh. Con người có hai loại bệnh: Một do tổn thương thực thể và hai không do tổn thương thực thể. Loại thứ hai này người ta thường gọi là bệnh vờ, bệnh tưởng hoặc ma làm/ám. Ở phương Tây thế kỷ XIX, người ta không coi đó là bệnh, bởi lẽ với một đầu óc cơ giới thì cơ thể người giống như một cỗ máy, nếu không hỏng một bộ phận nào thì không thể coi cỗ máy/cơ thể đó là hỏng hóc/bệnh tật được. Về sau do sự bớt dần của tư duy cơ giới và sự tăng dần những hậu quả của bệnh không tổn thương thực thể, mà tiêu biểu là chứng hystérie (cuồng loạn), người ta bắt đầu coi đó là một loại bệnh và bắt đầu tìm cách chữ tr.ị. Thoạt tiên là chữa bằng thôi miên và ám thị (Jean Martin Charcot, Sarah Bernheim), rồi bằng cocaine, sau cùng mới tới phương pháp phân tích tâm lý (Joseph Breuer). Phân tâm học (psychanalyse) chỉ thực sự bắt đầu với Sigmund Freud (1856 – 1939) sau khi ông đã trải qua tất cả những phương pháp trên. Freud không phải là người phát hiện ra cái vô thức, bởi lẽ trước ông, Charcot trong tâm thần học, Taine trong tâm lý học, anh em nhà Goncourt, Dostoyevsky trong văn học đã nói đến nhiều rồi. Công lao của Freud là sự đổi mới nhận thức về cái vô thức, tìm ra “con đường hoàng đạo” để đến với nó, chứng minh được sự tồn tại của một thứ “động cơ vô thức” có liên quan đến sự “dồn nén,” đặc biệt là “dồn nén tính dục.”
Ngay từ khi mới ra đời, phân tâm học đã phải chịu ngay “búa rìu dư luận.” Người ta coi nó là sự “hạ nhục” con người lần thứ ba và triệt để nhất. Lần đầu khi Copernicus lật đổ thuyết địa tâm chứng minh Trái Đất quay quanh Mặt Trời, khiến địa vị con người từ trung tâm vũ trụ phải ra rìa. Lần thứ hai với học thuyết tiến hóa của Darwin chứng minh con người được tiến hóa từ loài khỉ cao cấp (linh trưởng) khiến con người bị mất nguồn gốc thần thánh, hay ít nhất cũng bán thần thánh của mình, điều đã được ghi rành rành trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, con người vẫn còn hơn con vật ở chỗ nó có ý thức (ví dụ “con ong xây tổ” của Marx), có lý trí/đầu óc (“con người đứng bằng đầu” của thế kỷ Ánh sáng), nhưng với Freud thì lý trí/ý thức chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, còn xung năng tính dục (libido)/phần chìm mới quyết định hướng trôi/đi của tảng băng/người. Như vậy, con người từ con vật lại trở về con vật “khỉ lại hoàn khỉ.” Và Freud, người đề xướng phân tâm học cũng lãnh đủ hậu quả. Người ta lăng mạ ông, tẩy chay ông trong các hội họp chuyên môn, hội thảo khoa học. Rồi chứng minh phân tâm học không phải là khoa học, mà chỉ là huyền thoại, tưởng tượng của một đầu óc bệnh hoạn, thậm chí bịp bợm. Đến đây, người ta hiểu vì sao cả đời Freud bám lấy nghiên cứu lâm sàng, cố chứng minh bằng được phân tâm học là một khoa học.
Nhưng Freud là người có tư tưởng độc lập, kiên trì theo đuổi mục đích của mình, dù phải “một mình chống lại cả thế giới.” Dần dần bằng những hiệu quả chữa bệnh, bằng những công trình học thuật nghiên cứu nghiêm túc, Freud đã thuyết phục được mọi người tin tưởng vào phân tâm học. Người chữa bệnh và nghiên cứu phân tâm học ngày càng đông. Năm 1902, hoàng đế François – Joseph ký quyết định bổ nhiệm Freud làm giáo sư đặc biệt (extraordinarius). Năm 1908, Hội nghị quốc tế về phân tâm học lần thứ nhất họp tại Salzbourg quyết định thành lập Hội Phân tâm học quốc tế do Freud làm chủ tịch. Sau đó hội phân tâm học của các quốc gia cũng lần lượt ra đời. Như vậy, phân tâm học và Freud đã chính thức được thừa nhận, không chỉ trong giới khoa học. Phân tâm học ra đời đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa tâm lý học và tâm bệnh học, giữa cái bình thường và cái không bình thường. Từ đó nhà phân tâm học ngộ ra rằng bản chất của chứng loạn thần kinh là sự thật không được biết đến, còn bản chất của phân tâm học là sự thật được tìm lại. Chính điều này khiến người bệnh được chữa khỏi.
Nhà phê bình văn học Pháp thế kỷ XX, Bernard Pingaud, nhận định “sau Freud, người ta không còn có thể tư duy hay viết được như trước nữa.” Quả thực vậy, Freud đã làm khuynh đảo hoàn toàn khoa học xã hội thế kỷ XX một cách đầy tranh cãi. Lý thuyết và tác phẩm của ông vấp phải sự ly khai và đối kháng mạnh mẽ. Một lý thuyết càng phát triển, càng đi xa, không tránh khỏi những chia rẽ trong nội tại của nó. Những chia rẽ dẫn đến ly khai. Các học trò ưu tú của Freud, sau khi ly khai thầy, đã phát triển phân tâm học theo một hướng khác và đóng góp lớn cho khoa học này. Điển hình là hai nhà phân tâm học kiệt xuất mà sau nay trở thành hai cây đại thụ đứng độc lập, Alfred Adler và Carl Gustav Jung.
Tác phẩm Vật tổ và cấm kỵ (Totem und Tabu, 1913) là một bước đi táo bạo của vào địa hạt nhân học, từ phòng khám lâm sàng bước ra lịch sử văn hóa. Freud viết Vật tổ và cấm kỵ có ảnh hưởng cực lớn từ các học giả sừng sỏ đương thời như Charles Darwin, Edvard Westermarck, Havelock Ellis, Wilhelm Wundt, W. H. R. Rivers, và William Robertson Smith. Bản thân ông trích dẫn rất nhiều từ hai tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) của E. B. Tylor và Cành vàng (The Golden Bough, 1890 - 1915) của James Frazer để chứng minh cho những giả thuyết của mình về nguồn gốc của văn hóa.
Sự liều lĩnh của Vật tổ và cấm kỵ không thể không vấp phải sự đối kháng kịch liệt đến từ các nhà nhân học, đến nỗi nó châm ngòi cho cuộc chiến giữa phân tâm học và nhân học. Thậm chí, hai nhà nhân học tiên phong là Alfred Kroeber và Bronislaw Malinowski còn cho ra đời những tác phẩm dành riêng chỉ để phản biện lại lý thuyết của Freud. Ở công trình xuất sắc nhất của mình, Tình dục và ức chế ở xã hội man dã (Sex and Repression in Savage Society, 1927), Malinowski sử dụng kết quả nghiên cứu điền dã để chứng minh bác bỏ ba luận điểm chính trong Vật tổ và cấm kỵ của Freud, bao gồm tính phổ quát của mặc cảm Oedipus, hành vi giết cha nguyên thủy với tư cách là sự kiện khai sinh văn hóa và đạo vật tổ (totemism). Thế nhưng, rồi cũng chính các nhà nhân học, lại hồi quy tìm về với phân tâm học của Freud trong những nghiên cứu của mình, như Géza Róheim và George Devereux. Devereux, khi nghiên cứu người Mojave da đỏ, đã phải thừa nhận rằng, ông bị họ biến trở thành Freud.
Rốt cuộc, những người ly khai, rẽ lối, hoặc chống đối Freud vẫn phải dựa trên những tiền đề của Freud, và do đó, ở một cạnh khía nào đó mà họ không thể thoát ra khỏi bàn tay của ông, như chuyện Tề thiên Đại thánh với bàn tay Phật tổ. Là người vận dụng phân tâm học như kim chỉ nam trong nghiên cứu hiện tượng văn học, văn hóa, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm cột mốc này tới đông đảo bạn đọc, qua bản dịch thấu triệt của nhà nghiên cứu – dịch giả Đoàn Văn Chúc, với sự điều chỉnh hiệu đính của Phạm Minh Quân.
***
Vật Tổ Và Cấm Kỵ (Bìa mềm) - Sigmund Freud - Giá bìa: 150.000₫
Tác giả: Sigmund FreudDịch giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới, 2020
Hình thức:Bìa mềm, 314 trang, 16x24cm
Trọng lượng: 300gram
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Thế Giới |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-11-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Đoàn Văn Chúc |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 314 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 6904211836357 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút