Mọi chuyện bắt đầu khá ngây thơ, Bradatan cho rằng chúng ta cần "coi trọng sự thất bại". Ông ngợi ca đức tính khiêm hạ trong khi than phiền về “sự tôn thờ thành công” trong chúng ta. Có rất nhiều cuốn sách dạy cách thức “thất bại để thành công” và “biến thách thức thành thắng lợi”. Con cái của bậc phụ huynh thành đạt sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa nếu chúng được trao tặng/nếm mùi vị “món quà của sự thất bại” trên đường đời.
Cuốn sách không phải là một bản tuyên ngôn hay thậm chí là một luận thuyết; nó xoay quanh lập luận, mà Bradatan đưa ra rất ít, hoặc đưa ra vừa đủ để khẳng định sự thất bại là một thực tại phải được chấp nhận trong đời. Với lối viết như kể chuyện nhưng ẩn đằng sau là những triết lý sống sâu sắc, Bradatan kể về cuộc sống của những người không chỉ đối mặt với thất bại mà còn chủ động mời gọi nó.
Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo chống thực dân và người chiến sĩ hòa bình tiến bộ, kiệm ăn kiệm mặc, kiêng tình dục; đối với Gandhi, thất bại là một lò rèn luyện: “Tôi chỉ có thể học được khi tôi vấp ngã và cảm nhận đớn đau”. Simone Weil, nhà triết học người Pháp thông minh nhưng gầy gò ốm yếu, đảm nhận những công việc đòi hỏi thể chất trong công xưởng công nghiệp, lại tham gia lực lượng Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha (dù bị cận thị đến mức không thể bắn súng) và cuối cùng qua đời ở tuổi 34 vì bệnh lao và ch* đói. Nhà triết học Romania E.M. Cioran hết lòng ủng hộ chủ nghĩa phát-xít trước khi tự nhận mình là kẻ lười biếng, “kẻ sống ký sinh”. Nhà văn Nhật Bản Yukio Mishima quyết tâm trở thành “kẻ thất bại cao quý” bằng cách làm một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đạo diễn “cái ch*t đẹp” cho riêng mình.
Lòng khiêm hạ, theo Bradatan, sẽ là lối thoát cho chúng ta khỏi các thế lực tất định luôn đòi hỏi và thúc bách con người bằng mọi giá phải thành công. Ý chí quyền lực trong ADN chúng ta đã che khuất đi bản chất thực sự của sự tồn tại: Thất bại. Chủ nghĩa nhị nguyên của thuyết Ngộ đạo là nền tảng cho luận thuyết của Bradatan: phải vượt qua Ý chí của tự nhiên; chỉ khi đó chúng ta mới có thể có một đời sống tốt đẹp. Chúng ta được kết nối về mặt sinh học để cạnh tranh với nhau trong một trò chơi tổng bằng không, trong đó thành công của người này là thất bại của người khác. Sự thành công trong đấu trường cuộc đời nhằm mục đích tranh đoạt tài nguyên là sự thất bại trong một trò chơi khác quan trọng hơn: đó là trở thành nhân vị/con người có nhân tính thực thụ. Trong mắt Bradatan, con người không phải là loài hai chân không có lông hay động vật có lý trí mà là sinh vật duy nhất có thể nhận ra mình sẽ thất bại. Chính khả năng phát hiện sự thất bại này khiến chúng ta trở thành con người hoàn-thiện.
***
NGỢI CA SỰ THẤT BẠI: Bốn bài học về lòng khiêm hạ
Tác giả: Costica Bradatan
Người dịch: Trần Ngọc Hiếu
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Công ty phát hành: Khai Minh
***
Thông tin sách:
Khổ sách: 14x22cm
Số trang: 408 trang
Năm phát hành: 11/2024
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | SÁCH KHAI MINH |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 8866810357561 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút