Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sống

Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sốnglời nói đầu của anatole a. Petrowskyicó hai hiện tượng chủ yếu và quyết định, tuy nhiên liên hệ rất mật thiết với nhau, từ đầu thế kỷ 19 đ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sống

Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sống

lời nói đầu của anatole a. Petrowsky

i

có hai hiện tượng chủ yếu và quyết định, tuy nhiên liên hệ rất mật thiết với nhau, từ đầu thế kỷ 19 đã biến đổi tận gốc các điều kiện sinh hoạt trên trái đất chúng ta, và ngay cả bộ mặt của nó. Một là sự phát triển vũ bão của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật cơ giới; hai là sự tăng gia khủng khiếp của dân số hoàn cầu.

trên mọi địa hạt, sự biến chuyển mau lẹ không ngừng của kỹ thuật gây ảnh hưởng - tức tốc và trực tiếp không nhiều thì ít - đối với mọi sự kiện, với mọi cá nhân; đối với con người thị thành bận rộn lăng xăng của các đô thị khổng lồ trên khắp năm châu cũng như con người “man dã lạc hậu” nhất trong các khu rừng gần như hoang vu của miền amazone, trên các sa mạc australia, trên các hòn đảo không còn tươi sáng và trở thành đục ngầu của miền thái bình dương, con người từ rày trở đi là người láng giềng ở ngay bên họ. Tác dụng của ảnh hưởng này còn được thấy trên mọi bình diện, tại các ngóc ngách sâu thẳm của mọi lĩnh vực sinh hoạt và hoạt động của con người, công khai in dấu - không bằng cách này thì bằng cách khác - lên từng chi tiết của đời sống hàng ngày cũng như của nề nếp đạo đức, luân lý và tôn giáo họ; lên các phương diện không kể xiết của đời sống gia đình, nghề nghiệp, xã hội, v. V. . . Cũng như các hang sâu vực thẳm của đời sống tâm tình và trí tuệ của họ; lên các thức ăn cũng như triết lý của họ; lên các dục vọng cũng như các tham vọng, hy vọng và tuyệt vọng của họ.

dù muốn dù không - kỹ thuật và dân số từ nay trở đi đối với chúng ta là những yếu tố cũng thường hằng, cũng trọng yếu, cũng sinh tử như toàn thể các điều kiện thiên nhiên căn bản, như không khí, như mặt trời. Ảnh hưởng của chúng vang dội khắp hoàn vũ, áp lực nặng nề của chúng tác động khắp nơi, tác động đều đều, không ngưng, không nghỉ.

sở dĩ hôm nay chúng tôi nhận thấy đến lúc cần mang công trình của spengler ra cống hiến các bạn độc giả, chính là vì công trình ấy, chẳng những đã không phai mòn với thời gian, mà lúc nào cũng vẫn hợp thời, cũng vẫn linh động và chắc chắn sẽ còn hợp thời, còn linh động dài lâu. Thật vậy, cuốn con người và kỹ thuật làm nổi bật cái đức tính đặc thù của spengler là phối hợp hai yếu tố có giá trị ngang nhau một cách không phân biệt. Một đằng là phạm vi giá trị rộng lớn thường thiết của một công trình với những viễn cảnh hết sức bao quát. Một đằng là ảnh hưởng tức tốc và rúng động của một quan điểm không những thức thời hơn cả mà còn liên hệ mật thiết hơn cả với các nghi vấn cùng các vấn đề được đặt ra trên mọi bình diện của thời đại chúng ta. Minh bạch, sâu sắc và mang tính gợi mở cao, công trình góp phần giải thích đời sống này tự nó chả [chẳng] cần gì phải giới thiệu, chả cần phải phẩm bình mà nó tự nói cho nó cũng đủ lắm rồi.

tuy nhiên, trước khi đọc sách, xin nêu lên một vài nhận xét về hai điểm chính, thiết tưởng cũng không phải là điều thừa.  một là nhắc nhở lại một vài dữ kiện thiết yếu về toàn thể công trình của spengler cùng các quan niệm chủ đạo của ông như đã phơi bày ngay từ đầu trong cuốn phương tây thời mạt vận[1].  hai là đề ra một vài giải thích sơ sài liên quan đến các danh từ do tác giả sử dụng. Thật vậy, trong một vài trường hợp, thuật ngữ này còn gồm cả những chữ hoặc những từ ngữ thông dụng nhưng lại mang một ý nghĩa riêng biệt - và “chính xác”. Do đó, chúng ta cần biết trước mới mong lĩnh hội được giá trị của văn bản và thụ nhận được vô vàn âm vang của nó.

sau hết, trên một vài điểm, cuốn con người và kỹ thuật làm rõ thêm và xác định cái bản chất nền tảng tư tưởng của spengler mà thực chất cũng như ảnh hưởng của nó còn nhiều điều cần phải nói. Thật vậy, thường thì người ta chỉ biết (nếu thực là biết) spengler ở dăm ba [vài] quan niệm, hẳn nhiên quan trọng, nhưng cũng chỉ “phụ thuộc”: chẳng hạn quan niệm về “sự suy đồi” của phương tây hay quan niệm về các “chu kỳ bất khả kháng” của lịch sử. Còn như nguyên lý hình thể căn bản, diện mạo học, trực giác tính của tư tưởng và biểu thức, cảm hứng nhất thiết phản hệ thống và phản giáo điều, v. V. . . Người ta tuyệt nhiên không biết gì. Hoặc hầu như tuyệt nhiên không biết gì. Nói tóm lại, đối với nhiều người, oswald spengler trước hết vẫn chỉ là “con chim báo điềm dữ” đã từng “loan báo” cho người phương tây rằng tình trạng của họ chẳng có gì tốt đẹp. Các trang sau đây, vừa minh bạch vừa chính xác, do đó có tính chất và tác dụng điều chỉnh và bổ khuyết cho công trình chính yếu của spengler.

ii

nguyên lý đầu tiên cần nêu ra mỗi khi ta đề cập đến công trình ấy là tất cả những gì spengler trình bày đều nhất thiết tiêu biểu cho những viễn ảnh riêng tư. Các viễn ảnh ấy thật ra chẳng cấu thành một “hệ thống” hay một “tín điều”, mà cũng chẳng khẳng định cho một số “chân lý” nào. Đó chỉ là trình bày khẩu thuyết một khái niệm về một “lối sống” và một “lối suy tư”, một phác họa về một weltanschauung của riêng tác giả. Hẳn nhiên, spengler cho rằng những quan điểm ấy “phù hợp” với các quan điểm của con người “faustien” (ngày nay hay ngày mai). Dù sao thì các quan điểm ấy cũng vẫn là phản ảnh của một thâm tín tâm tư hoàn toàn cá nhân, và chính tác giả cũng muốn thế. Trước hết, lối sống và suy tư ấy là riêng của tác giả và ông không có tham vọng chúng sẽ có một “hiệu lực phổ thông” gì trong thời gian cũng như trong không gian. Sau hết, đó chẳng phải là một cuộc nghiên cứu linh tinh gọi là “khoa học” (tức là “có hệ thống”), nhưng đúng ra là một “diện mạo học” cuộc đời, nghĩa là một sự lĩnh hội hoàn toàn trực giác về vũ trụ cũng như về sự diễn biến của các sắc tướng của vũ trụ trước mắt chúng ta.

tính chất trực giác này của các khái niệm và các biểu thức spengler là điểm thứ hai cần được làm nổi bật. Chính spengler cũng từng nhấn mạnh điều này, ngay trong lời mở đầu của ông trong cuốn phương tây thời mạt vận, khi ông xác nhận rằng ông viết bằng một ngôn ngữ có dụng ý trình bày các đối tượng và các tương quan một cách khuyến dụ hơn là trình bày một diễn trình những khái niệm liên tiếp thứ tự. Một điều báo trước dĩ nhiên cần áp dụng cho toàn bộ công trình của ông. Đồng thời, và đây là một điều khốn nỗi không thể bàn đến nhiều hơn ở đây như ý mong muốn, spengler còn nói thẳng rằng, theo ý ông, hiểu đời có nghĩa là “có đủ tư cách đối phó với đời” tức là đối diện với nó và “gia nhập vào nó”, chứ không phải là lẫn tránh nó bằng cách ẩn mình trong những khái niệm trừu tượng mà người ta bắt các thực tế sống động phải đèo bồng thêm một cách võ đoán. Nói theo một cách khác, ông còn tán dương sự thiết lập một “đồng bộ tính” giữa mạch sống của một cá nhân với các tư tưởng của nó; cũng như sự đồng bộ tính cố hữu trong các giới khác của thiên nhiên, bắt đầu từ con người cổ sơ và động vật. Trên phương diện này, cũng như trên một số phương diện khác, spengler do đó có liên hệ với trào lưu đích thị trực giác của tư tưởng và biểu thức (trào lưu phi hệ-thống và bất-khả-tri), tức là với phật, goethe, thoreau, bergson cùng nhiều người nữa, hơn là với các trào lưu “độc đoán” và “khoa học”. Điều này cần được nhắc lại để đánh tan mọi mập mờ. Đã thế, cái phần phụ thuộc kia của công trình spengler nhằm “đo lường” thành năm tháng các chu kỳ lịch sử và “đời sống” của các nền văn hóa và các nền văn minh, tiếc thay đã làm tối hẳn, trong đầu óc của một số khán giả, những nét đặc thù của các tư tưởng cũng như cách biểu thức của tác giả. Nếu có người lại vạch ra những điểm “mâu thuẫn” hay “bất nhất” ở spengler, thì cũng xin nói ngay một lần cho xong rằng ở ông quả thực có bất nhất và mâu thuẫn. Nhưng spengler tất nhiên chỉ coi đó là một hiện tượng rất ư tự nhiên, cũng như đời sống cũng thế; và ông không hề, như người ta thường làm, là lẩn tránh bằng những xảo thuật thế này hoặc thế khác.

ba là, và cũng theo luận điệu này, chính độc giả có nhiệm vụ nhận xét công trình của spengler được giới thiệu nơi đây, với một tinh thần tương tự và trước hết coi nó như một thi phẩm dưới bộ mặt - dĩ nhiên bất thường về hình thức - một “bi kịch” kể ra chả có gì “cổ điển” là mấy. Vì thế cho nên phần đóng góp chính yếu của spengler là ở chất kích thích mạnh mẽ mà nền tư tưởng của ông đem lại cho bất cứ độc giả nào sẵn sàng tiếp thụ. Đây không phải là một thứ “đặc phẩm” triết lý có kèm theo cách dùng và lời kê khai các tính chất đều tr.ị của nó. Các “kết luận” và sở thích riêng của spengler tương đối không đáng kể. Lại càng không đáng kể hơn nữa là người ta có “đồng ý” với ông hay không. Trên bình diện này, phải coi chừng đừng để bị lôi cuốn (nếu có thể được) bởi một trong các thành kiến đặc thù của con người faustien là thành kiến “xã hội chủ nghĩa”[2] (hay đế quốc chủ nghĩa) về luân lý và lý thuyết. Một thành kiến nó nhất quyết đòi hỏi phải có người “đúng” kẻ “sai”, và người đúng luôn luôn là người nói. Xin một lần nữa nhắc lại rằng người ta có đồng ý hay không với spengler ở điểm nào và đến mức nào là điều hoàn toàn phụ thuộc. Điều cốt yếu là giữ lấy tính cách tiếp thụ và “bao dung” làm điều kiện tất yếu nếu như muốn thấu triệt được tất cả cái súc tích phong phú của công trình ông. Thay vì nói dằng dai, tốt hơn là hãy đơn cử đoạn sau đây trong cuốn khu vườn của epicure của anatole france: “khi người ta bảo rằng đời là tốt và khi người ta bảo rằng đời là xấu, người ta đang nói một điều vô nghĩa. Phải nói rằng đời sống cả tốt cả xấu, và chính nhờ nó, và chỉ có nhờ nó, ta mới có quan niệm về tốt và xấu. Thật ra thì đời sống là thú vị, ghê tởm, duyên dáng, gớm ghiếc, ngọt bùi, cay đắng, và đời sống là có đủ hết. Đời sống cũng tựa như chàng hề mặc áo vá muôn màu của nhà ngụ ngôn florian; người này thấy nó đỏ, kẻ kia thấy nó xanh, và cả hai đều thấy nó là nó, vì nó cả đỏ cả xanh và tất cả các màu khác. Đó là điều khả dĩ hòa đồng chúng ta và giải hòa các nhà triết đang xâu xé nhau. Nhưng trời sinh chúng ta vốn có cái tính muốn bắt những người khác phải có cảm xúc, phải suy tư giống mình, và không cho phép bác hàng xóm lại được vui khi ta buồn”.

và xin nói thêm rằng chúng ta chỉ thích đọc nhật ký của “con tàu chúng ta” (chỉ muốn nghe những gì hợp ý chúng ta), và ngạc nhiên, tệ hơn thế còn phẫn nộ, khi thiên hạ không làm như chúng ta.

với spengler, cần phải luôn luôn “thanh thoát” (hay vô tư) - thanh thoát chẳng phải là đạt cho được “khách quan tính” về lý thuyết cũng như ngôn ngữ. Con én “thấy” và “sống” một thế giới riêng: con voi thấy và sống thế giới của nó, con chuột chũi cũng thế. Một đức tính chính yếu của tác giả chúng ta là có mãnh lực lôi cuốn chúng ta tách khỏi môi trường của chúng ta và đưa chúng ta bay trên một tấm thảm thần. Từ vị trí quan sát này, ta có thể ngắm nhìn sự vật, vừa bằng một kính viễn vọng vừa bằng một kính hiển vi, nghĩa là nhận thức các hiện tượng bằng một cái nhìn, cả bao quát lẫn chi tiết.

sau hết, còn dư luận bảo rằng spengler là “bi quan” thì sao? Thì mỗi người muốn nghĩ sao thì nghĩ, muốn kết luận sao thì kết luận, chỉ có điều hãy tự hỏi rằng khi nhà khí tượng tiên liệu sẽ mưa hay viên cảnh sát khi lập biên bản một tai nạn, phải chăng họ cũng là những người “bi quan”. Về điểm này, chính spengler cũng tự minh xác rất rõ ràng: không còn cách nào hay hơn là tham khảo công trình của ông.

iii

không tài nào “định nghĩa” nổi (theo cái nghĩa thông dụng hiện nay của chữ này), các từ ngữ mà spengler sử dụng theo một ý nghĩa rất riêng biệt. Vả lại chính ông cũng không hề có ý định nghĩa, trừ khi cần xác định thêm về ý ông muốn nói, còn lại ông tin tưởng ở độc giả của ông. Vậy nên chẳng cần “spenglérian” hơn cả tác giả, mà chỉ cần phác họa, sao cho hết sức trung thực, cái “bóng dáng” của các chữ mà ông đã dùng. Còn về “nội dung” của chúng, ta nên chiều theo ý muốn của tác giả con người và kỹ thuật, là để cho mỗi người tự tìm hiểu lấy. Vả lại điều này ở đây tương đối dễ, vì trong bản văn dưới đây, cũng rất ít những chữ hay từ ngữ có một ý nghĩa riêng biệt và do đó cần được giải thích.

và trước hết, đây là các danh từ “văn hóa” và “văn minh” được spengler gán cho một ý nghĩa rất chính xác trong thiên khảo luận của ông về sự biến chuyển của các nhóm người. Văn hóa là sự trở thành, sự chuyển động linh hoạt, là cái gì mềm dẻo và cái gì sôi nổi. Còn văn minh là cái đã thành, cái đông cứng và hơn nữa, theo chữ dùng của tác giả, là cái rigor mortis của tập thể. Văn hóa chính là vật chất đang được uốn nắn, điêu khắc, theo các đặc tính linh động của một “tâm hồn” riêng biệt, còn như văn minh, chính là bức tượng. Theo đó thì mọi nền văn minh là kết quả của sự phát sinh, của sự phát triển, và sau hết, của sự lão suy một nền văn hóa. Văn hóa nào cũng có nền văn minh “của nó”. Chính xác hơn nữa, ta nên ý thức rằng một nền văn hóa là toàn thể các biểu thị có thể nói là “phô diễn” cái yếu tính của một linh hồn nhất định nào đó.

thế nào là một “linh hồn”? ý nghĩa của danh từ này mỗi lúc mỗi bộc lộ rõ rệt khi ta đọc spengler, nhưng tuy nhiên cũng không nhờ thế mà dễ diễn đạt. Chỉ xin nói rằng linh hồn (của một nền văn hóa, và của các đơn vị của nền văn hóa ấy) là cái gì “gợi hứng và nhào nặn cho cái trở thành”. “nội tại”, linh hồn là cái đối xứng với “thể thức”, ngoại tại. Nhưng chính khi kết hợp với các danh từ khác thì cái hàm nghĩa của danh từ mới bộc lộ. Do đó, nếu ta bảo rằng linh hồn là cái tiềm thể, và thế giới là cái thực thể, thì đời sống tiêu biểu cho hình thức trong đó cái tiềm thể tư thực hiện. Linh hồn là “cái đã thành tựu”. Và chính đời sống là “sự thành tựu” (trong “hiện tại”). Ta có thể nói, mà không sợ quá gò ép quan niệm trung tâm của tác giả, rằng cái linh hồn ấy là một “bản năng tập thể” ngấm ngầm của nhóm người nào đó (cũng như “bản năng” chủng loại của giống sư tử hay giống kiến chẳng hạn) và rằng, theo đó mà quy kết thì cái “thể thức” của tập thể ấy phải xuất tự linh hồn nó, hay cũng là một biểu thị của linh hồn nó.

nhân dịp này, thiết tưởng cũng nên nhắc nhở những gì, theo spengler, là những “giai đoạn” khác nhau mà người ta có thể nhận thức được trong biến trình của các nền “văn hóa cao” như: “tiền - văn hóa”, “xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” (hay “chín mùi”). Tiến trình được hoàn tất với kết quả tất hữu là một nền “văn minh”, giai đoạn mà trong đó, văn hóa sau khi đã “hoàn thiện” rồi thì tự “hủ hóa” để rồi tiêu diệt một cách mau lẹ. Điều này rất có ý nghĩa, vì trong quá trình phát triển liên tiếp, dù rằng biết rõ đây chỉ là những hình ảnh tiện lợi, ta vẫn cần ý thức được sự diễn tiến liên tục của các giai đoạn. Hay hơn nữa là đồng thời cũng ý thức được rằng tiền - văn hóa tương đương với thời kỳ thai nghén (vì thế cũng có những nền văn hóa “trụy thai”), các mùa tương đương với các giai đoạn khác nhau của đời sống con người và nền văn minh tương đương với tình trạng hoặc và với tình trạng thối rữa của một sinh vật. Và đừng quên rằng linh hồn chỉ “hiện diện” trong khi “sống” và rằng “linh hồn” ấy được “đề ra sẵn” chứ không phải được “lựa chọn”.

đi thêm vào sự nghiên cứu thuật ngữ này có lẽ là một điều thú vị; nhưng nó sẽ đưa ta trở lại với các đề tài chính yếu của cuốn phương tây thời mạt vận và, do đó, vượt quá tầm câu chuyện của chúng ta[3]. Vậy đã đến lúc dịch giả phải lánh mặt để nhường lời cho tác giả. Tuy nhiên cũng không thể không có đôi lời về vấn đề dịch thuật của mình. Dịch giả muốn được trung thực không những với văn bản, mà cả với tác giả, với các tín niệm của tác giả, với những gì tác giả muốn diễn đạt và truyền đạt. Điều này lại càng đòi hỏi nhiều thận trọng vì, như đã từng nói, spengler là một tư tưởng gia rất mực “trực giác” hơn là “suy lý”. Điều quan trọng không phải là duy trì “cũng những chữ ấy” mà đúng ra là duy trì “cũng cái nghĩa ấy”. Nghĩa là làm sao cho độc giả đọc dịch bản có được một ấn tượng càng gần càng hay với cái ấn tượng khi đọc nguyên bản. Dĩ nhiên, cũng phải chú ý đến các điểm dị biệt giữa các ngôn ngữ và các lề thói tư tưởng.

iv

giờ thì tấn bi kịch sắp sửa trình diễn đã được soạn thảo chu đáo. Nó mở đầu một cách chậm rãi và mỗi lúc mỗi thêm phần hấp dẫn, theo một cường độ tế nhị, để rồi đạt đến tột độ. Độc giả cần phải nhẫn nại tiếp thụ, đừng có vội chán khi thấy mấy trang đầu chưa có gì hấp dẫn. Chẳng mấy lúc độc giả sẽ toại nguyện.

chắc chắn là một khi đã chú ý đọc, độc giả không thể hạ sách trước khi đọc trọn. Chắc chắn là độc giả sẽ còn đọc đi đọc lại nhiều lần. Chắc chắn là độc giả sẽ tìm đọc hay đọc lại cuốn phương tây thời mạt vận.

anatole a. Petrowsky.  

Thông tin tác giả

Oswald Spengler

Sinh (1880-1936) tại Blankenburg Đức quốc. Học Toán, Triết lý và Lịch sử tại München và Berlin. Trình luận án tiến sĩ về Heraclitus. Bộ Phương Tây thời mạt vận (Der Untergang des Abendlandes), cuốn I (Hình thức và Thực tại) được xuất bản vào năm 1918, cuốn II (Quan niệm về lịch sử thế giới) vào năm 1922 - Cuốn  Con người và Kỹ thuật (Der Mensch und die Technik) được xuất  bản vào năm 1931.

Theo SPENGLER, cả Triết học, Lịch sử và Văn hóa đều không nắm giữ được Chân lý tuyệt đối mà chỉ là những biểu hiện của Thời đại. Vì thế, tất cả những nỗ lực của con người đều tương đối và vô ích. Duy vật luận và các mục tiêu kinh tế đang đưa văn hóa phương Tây đến thời mạt vận. Những năm cuối đời, SPENGLER trở về quê nhà ở München, sống trầm lặng để viết, suy tưởng, sưu tập tranh ảnh, nghe nhạc Beethoven, đọc Shakespeare và Molière. Ông mất tại München ba tuần trước ngày sinh nhật thứ 56 (1936).

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sống
Con Người Và Kỹ Thuật - Một Đóng Góp Cho Triết Học Đời Sống

Giá CONK

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSÁCH KHAI MINH
Ngày xuất bản2022-11-17 10:17:15
Loại bìaBìa mềm
Số trang164
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU1710003747679
Liên kết: Son lì đa năng Flat Velvet Lipstick BE01 Solar Beige The Face Shop