Giới thiệu Sách - Khủng hoảng tuổi đến trường 1,2,3,4,5
Khủng.hoảng Tuổi Đến Trường gồm 5 quyển:
1. Khủng.Hoảng Tuổi Đến Trường 1 - Tớ Không Thích Đi Học! “Tớ chẳng thích đi học tẹo nào. Bụng tớ đau lắm. Tớ muốn được ở nhà chơi với mẹ cả ngày cơ.” Hằng ngày, cha mẹ hãy ân cần hỏi trẻ: “Hôm nay ở lớp vui không con? Con đã chơi trò gì với các bạn?” Và tuyệt đối không nên tra hỏi, dồn ép trẻ phải nói hết ngay lập tức. Hãy lựa theo cảm xúc của trẻ để trò chuyện. Tìm ra nguyên nhân chính khiến trẻ không thích đi học mới là điều quan trọng nhất cha mẹ cần để tâm.
2. Khủng.Hoảng Tuổi Đến Trường 2 - Tớ Sợ Phát Biểu! “Các bạn đang nhìn mình. Nhỡ mình nói sai thì làm thế nào? Lại thành trò cười cho các bạn mất.” Nếu thấy trẻ hay bị run, sợ phát biểu, cha mẹ hãy cho trẻ tập phát biểu ở nhà, từ những câu đơn giản và dễ nhất, nhằm giúp trẻ làm quen, giảm căng thẳng. Những lời động viên, khen ngợi vừa đủ và kịp thời như: “Sai cũng không sao hết, con cứ tự tin nói đi nào!”, “Oa, con mẹ dũng cảm lắm!”… sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin vào bản thân. Cha mẹ hãy cố gắng xoa dịu sự căng thẳng, khơi gợi lòng tự tin, dũng cảm nơi con. Có như vậy, các con của chúng ta sẽ dần chiến thắng sự tự ti và phát huy năng lực của bản thân đấy.
3. Khủng.Hoảng Tuổi Đến Trường 3 - Tớ Sợ Nhà Vệ Sinh! “Mình sợ đi nhà vệ sinh lắm. Thà nhịn còn hơn.” Không ít trẻ mới vào lớp 1 chưa biết cách tự vệ sinh cá nhân, sợ đi một mình và cả sợ bẩn nữa. Chính vì vậy cha mẹ và thầy cô cần phối hợp tích cực, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách. Đồng thời, hãy luôn động viên, dặn dò trẻ: “Rồi ai cũng sẽ quen và làm được” hay “Con không nên chê cười bạn đi vệ sinh sai cách nhé!” v.v... để giúp con hòa nhập nhanh với cuộc sống học đường.
4. Khủng.Hoảng Tuổi Đến Trường 4 - Tớ Muốn Nói Nhiều Cơ! “Mình muốn nói biết bao chuyện trong giờ học. Mình không thể nào nhịn nói được.” Không ít trẻ trong giờ học không thể chú ý vào bài giảng, mà thường ngọ nguậy chân tay hoặc bắt chuyện với bạn. Đối với những trẻ như vậy, thầy cô hoặc cha mẹ không nên ép trẻ phải giữ trật tự tuyệt đối, mà hãy ứng xử một cách đầy sẻ chia với trẻ: “Ra là vậy. Con thấy bứt rứt, khó chịu lắm phải không?” Bởi lẽ điều quan trọng là chúng ta cần hiểu tâm tư tình cảm của trẻ trước khi gò ép hay dạy dỗ trẻ. Qua đó, ta có thể tìm cách điều chỉnh, tạo động lực để trẻ rèn thói quen và cách hành xử đúng đắn.
5. Khủng.Hoảng.Tuổi Đến Trường 5 - Tớ Muốn Chơi Giỏi Cơ! Lòng tự trọng là yếu tố cần thiết giúp trẻ sống hạnh phúc hơn. Cha mẹ hãy thường xuyên nói với trẻ rằng: “Cha mẹ yêu con khi con là chính con”. Để nâng cao lòng tự trọng của trẻ, người lớn cần biết cách thể hiện đúng và ứng xử tích cực với từng lời nói và hành động của trẻ. Chúng ta phải công nhận và tôn trọng những nét tính cách vốn có của trẻ, trao cho trẻ quyền lựa chọn cũng như tính tự chủ. Những hành động, ứng xử đơn phương hoặc thiếu cân nhắc của cha mẹ sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ tổn thương ngay tại khoảnh khắc trẻ bị ép hành động theo ý muốn của người khác.
---------
Công ty phát hành Kim Đồng Tác giả nhiều tác giả Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Kim Đồng Ngày xuất bản 16/11/2019 Kích Thước 20 x 20 Loại bìa Bìa mềm Số trang 52/ quyển*5