Sách - Số Tay 30 Ngày Đầu Làm Mẹ "Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: NXB Lao động Năm xuất bản: 2020 Số trang: 88
Giới thiệu sách: Mẹ có nghĩ rằng: sinh con là một trải nghiệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời người phụ nữ, còn làm mẹ là một trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn đối với mỗi người? Bởi làm mẹ, là lần đầu tiên bạn tách khỏi lớp vỏ được bao bọc, để vươn mình bao bọc và chở che cho hạt mầm mới chào đời. Bởi làm mẹ, là lần đầu tiên bạn chạm tay vào thứ hạnh phúc rất đỗi kì lạ: cảm giác cả thế giới hoá thành kẹo ngọt và tan chảy hết thảy bởi bé con của bạn... mỉm cười. Sau cơn đau quằn quại khó có thể tưởng tượng, là hàng trăm, hàng ngàn cung bậc cảm xúc khác nhau mà cảm xúc nào cũng đặc biệt kì lạ như vậy đấy. Là vui mừng đến trào nước mắt tới lo lắng không lời nào diễn tả hết được, là yêu thương khôn xiết đến đôi khi tự dưng rơi tõm vào một hành trình đơn độc của stress hay trầm cảm. Với những gì đã trải qua, tác giả muốn sẻ chia với mẹ những điều này. Để 30 ngày đầu làm mẹ chỉ có bình yên, để chúng mình thật tự tin vì trong tay đã có sẵn những kiến thức cơ bản và khoa học nhất, và mong sao mẹ sẽ không bao giờ cảm thấy đơn độc khi chăm sóc em bé của mình. Cuốn sổ tay được viết dưới dạng kiến thức tổng hợp thông qua mỗi ngày của bé, từ đó mẹ sẽ hiểu con mình cần gì, dễ dàng kết nối với bé hơn và giảm đi được rất nhiều sự lo lắng “không cần thiết"". Đặc biệt, mỗi ngày, mẹ còn có thể ghi chép lại các mốc phát triển của bé hay những kỷ niệm đáng nhớ… của gia đình mình hoặc dán vào đó những bức ảnh để lưu lại dấu ấn 30 ngày đầu… Cuối cùng, hi vọng mẹ sẽ thích thiết kế của cuốn sách. Mẹ hãy mang cuốn sổ nhỏ với màu sắc dễ thương này theo để tra cứu bất cứ lúc nào, mẹ nhé! Mục lục: Lời tâm sự Phần 1: Đồng hành cùng mẹ và bé 30 ngày đầu sau sinh Ngày 1: Da tiếp da, khớp ngậm đúng Ngày 2: Sữa non, phân su Ngày 3: Cương sữa sinh lí, chăm sóc mẹ đúng cách Ngày 4: Bé thở khò khè Ngày 5: Tăng cân ở trẻ sơ sinh Ngày 6: Tắm bé, vệ sỉnh rốn Ngày 7: Mẹ ăn uống thế nào khi cho con bú? Ngày 8: Bé bú đủ no chưa? Ngày 9: Nóng và lạnh Ngày 10: Vệ sinh bộ phân sinh dục cho bé Ngày 11: Vitamin D Ngày 12: Nấc cụt và nôn trớ Ngày 13: Phân biệt ngày và đêm Ngày 14: Phát triển các giác quan của trẻ sơ sinh Ngày 15: Tập thể dục cho bé Ngày 16: Kích thích thị giác Ngày 17: Bố chăm hai mẹ con Ngày 18: Đi bao tay, bao chân đúng cách Ngày 19: Đội mũ ở trẻ sơ sinh Ngày 20: Phát triển thính giác Ngày 21: Năng lượng tích cực cho mẹ Ngày 22: Vận động, đưa bé ra ngoài Ngày 23: Bé giật mình, vặn mình Ngày 24: Mồ hôi đầu, rôm sảy Ngày 25: Thay đổi không gian nằm cho bé Ngày 26: Phản xạ mút Ngày 27: Các trò chơi cho trẻ sơ sinh Ngày 28: Rụng tóc vành khăn, hiện tượng “cứt trâu” Ngày 29: Vững tâm chăm bé Ngày 30: Chúc mừng bé tròn tháng Phần 2: Đồ cho mẹ và bé sơ sinh từ 0 – 1 tháng Phụ lục Trích đoạn sách: Ngày 1: Da tiếp da, khớp ngậm đúng Sau khi ra khỏi bụng mẹ, bé có bản năng tìm ti mẹ, nếu được đặt trên bụng mẹ, bé có thể tườn để ngậm ti mẹ lần đầu tiên (với một số bé, phải mất đến 30 phút để tìm được ti mẹ). Việc da tiếp da ngay sau khi sinh sẽ giúp bé kết nối với mẹ tốt hon, bớt khủng hoảng vì sự thay đổi môi trường đột ngột từ bụng mẹ ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ đặt em bé còn nguyên dây rốn lên bụng mẹ từ 1 – 3 phút sau mới cắt dây rốn vì việc kẹp rốn chậm làm tăng lượng máu bé nhận được, giúp giảm tình trạng thiếu máu. Dạ dày của bé chỉ to bằng quả cherry (khoảng 5 – 7 ml) thôi, bé vẫn còn rất nhiều năng lượng dự trữ từ mẹ nơi cuống rốn nên mẹ đừng lo nếu sữa mẹ chưa về hoặc bé chỉ ngủ không chịu bú mẹ nhé! Nhiều bé nôn ra dịch nhầy và nước ối để làm sạch hệ hô hấp. Những giờ đầu sau sinh, bé phải thích nghi với nhiệt độ môi trường mới và hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé chưa hoạt động tốt, mẹ nên giữ ấm cho bé (mẹ mặc thêm cho bé từ 1 – 2 lớp so với người lớn). Các bé sơ sinh thường bị vàng da sinh lí (vàng da xuất hiện khoảng 24 giờ sau sinh, thường hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng). Nếu mẹ thấy bé bị vàng da, bàn chân và mắt thì nên báo bác sĩ nhé, bé có thể bị vàng da bệnh lí đấy ạ! Các em bé thường khá mệ và lạ lẫm khi mới chào đời, có bé sẽ ngủ nhiều để lấy lại sức, có bé lại khó chịu, quấy khóc. Môi trường bên ngoài mọi thứ đều lạ lẫm, chỉ có tiếng nói của mẹ là quen thuộc và bé có thể nhận ra mẹ ngay từ khi chào đời thông qua giọng nói. Vì thế mẹ hãy ôm ấp, trò chuyện, cho bé ti bất cứ khi nào bé muốn, có thể một tiếng một lần để trấn an bé, mẹ nhé! Những lần đầu mẹ cho bé bú có thể hơi lóng ngóng nhưng hãy tin vào bản năng của mình! Mẹ muốn nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ thì việc đầu tiên là bé phải bú đúng khớp ngậm. bé bú đúng khớp ngậm là khi bé ngậm hết quầng thâm của vú mẹ (chứ không phải chỉ đầu vú) và mje không bị đau khi bé bú. Một số em bé sẽ dễ dàng có khớp ngậm đúng, một số em bé sẽ khó hơn một chút, nhất là khi đầu ti của mẹ quá to hay bị thụt....