Baruch de Spinoza là một trong những nhà tư tưởng quan trọng và gây tranh cãi nhất ở thế kỷ 17. Bác bỏ cả thuyết nhị nguyên thân-tâm của Descartes và các quan điểm tôn giáo truyền thống về Thượng đế và vũ trụ, triết học của Spinoza đã mang tính đột phá trong sự hiểu biết căn bản về mối quan hệ giữa con người và thần thánh, bản chất của hành động đạo đức, và sự tương đối hóa các khái niệm thiện và ác. Việc phát hành sách TRIẾT HỌC SPINOZA tại Việt Nam cung cấp cho người đọc một tác phẩm quan trọng nhất của Spinoza và cho thấy phạm vi táo bạo trong tư tưởng của nhà triết học có tầm nhìn xa này
Thường được mệnh danh là "Hoàng tử của các triết gia", Benedict Baruch Spinoza được coi là một trong những "Nhà duy lý" lỗi lạc nhất trong lịch sử Triết học. Công trình này của ông đã đặt nền móng cho thế kỷ 18 "Khai sáng," và phê bình Kinh thánh hiện đại Các ý tưởng của ông bị các nhà lãnh đạo tôn giáo Cơ đốc và Do Thái coi là dị giáo . Ấn bản "Triết học Spinoza" gồm 3 bài luận, được xuất bản lần đầu vào năm 1926 và được biên tập bởi Joseph Ratner. Phần giới thiệu của ông về cuộc đời của Spinoza cũng bao gồm phân tích các tác phẩm và thế giới quan của triết gia người Hà Lan. Thu thập trong ấn bản đặc biệt này là các văn bản gốc có độ dài trọn vẹn: 1) Về Chúa 2) Về Người 3) Về Sức khỏe của Con người.
Không như nhiều triết gia khác, Spinoza nổi tiếng sống một đời mẫu mực, gần như thánh thiện, được đặc trưng bởi sự khiêm tốn, hòa nhã, chính trực, trí thức dũng cảm, coi thường vật chất và không có đam mê trần tục. Theo Bertrand Russell, Spinoza là "người cao quý nhất và đáng yêu nhất trong các triết gia vĩ đại".
Lời nói đầu
Các tuyển tập thường không cần biện giải. Tuy nhiên ở đây, một biện giải nào đó về việc xử lý dành cho Ethica [Đạo đức học] của Spinoza có thể là cần thiết. Mục tiêu đưa càng nhiều nội dung của Ethica càng tốt ra khỏi hình thức hình học của nó không phải là để cải thiện văn bản của tác giả, mà để đem lại cho độc giả bình thường một văn bản của Spinoza mà họ sẽ thấy đọc thoải mái hơn và dễ hiểu hơn. Với việc đại chúng hóa, người ta có thể tự tin nhận thấy, Spinoza chắc sẽ không phản đối. Chính ông cũng đưa ra một tuyên bố ngắn nổi tiếng về triết học của mình trong tập Tractatus Theologico-Politicus [Luận văn thần học-chính trị].
Độc giả bình thường của triết học chủ yếu, nếu không muốn nói là hoàn toàn, quan tâm tới việc nắm bắt một quan điểm triết học. Họ không hào hứng với những chi tiết quá tỉ mỉ, và lại càng ít quan tâm tới việc kiểm chứng các tuyên bố của tác giả để xem liệu vị ấy có nhất quán với chính mình không. Họ xem sự nhất quán ấy là đương nhiên phải có, cho dù không hề được bảo đảm như thế. Việc đọc liên tục bản Ethica nguyên gốc, cho dù chỉ theo một chủ đề, cũng là việc bất khả. Đề tài này thì chặt chẽ, nhưng các mệnh đề lại không gắn kết với nhau. Bằng cách lược bớt những tuyên bố chính thức về các mệnh đề, lược bớt những chứng minh và hầu hết những dẫn chứng tham khảo trong cùng tác phẩm, bằng cách tập hợp những phần có liên quan với nhau trong Ethica (với những đoạn tuyển chọn từ Tractatus de Intellectus Emendatione [Luận văn về sự cải thiện hiểu biết] và tuyển tập thư từ của ông, theo những tiêu đề từng phần như thế, văn bản trở nên liền lạc hơn. Đây có lẽ là lần duy nhất mà việc cắt xẻ một luận văn lại làm cho nó thống nhất hơn.
Trong phần Phụ lục, nguồn gốc của các đoạn tuyển chọn từ Ethica sẽ được nêu rõ. Việc xác nhận đầy đủ qua các cước chú sẽ là gánh nặng vô nghĩa cho văn bản. Cũng vì lý do tương tự, chúng tôi sẽ không cố sử dụng những cách thức thông thường để trình bày những việc sắp xếp và cắt tỉa của mình. Chúng tôi hết sức cẩn thận để không làm méo mó ý nghĩa của văn bản theo bất cứ kiểu nào. Và đó là điều quan trọng duy nhất cho một cuốn sách thuộc loại này.
Những đoạn tuyển chọn được lấy từ các bản dịch A Theologico-Political Treatise and A Political Treatise và Improvement of the Understanding của R. H. M. Elwes; và Ethics của W. H. White. Những bản dịch này cũng hết hạn tác quyền và do đó không cần xin phép nhà xuất bản. Tuy nhiên, họ xứng đáng nhận được lời cảm tạ chân thành ở đây.
White, trong bản dịch này, không phải là không có lý do, đã dùng thuật ngữ “affect” (tình cảm mãnh liệt/ mãnh cảm)1 thay vì từ thông dụng “emotion” (cảm xúc). “Affect” thì gần với nguyên bản Latinh hơn và chỉ rõ hơn vị thế siêu hình của các cảm xúc như những “dạng thức” hoặc “trạng thái” của Bản thể. Tuy nhiên, hầu như không ai đi theo cách dùng của White. Lý do cho việc này cũng không khó tìm. Ngoài việc là một thuật ngữ kém tự nhiên, không có vị thế Anh ngữ chính đáng, “affect” thường khiến văn bản trở nên cực kỳ tối nghĩa, thậm chí không hiểu được đối với người không có kiến thức nền về mặt đó, bởi vì ngoài việc cũng có nghĩa thông thường trong tiếng Anh, White còn dùng “affect” để chỉ “mode” (thức/ dạng thức) hoặc “modification” (thể/ biến đổi) (“affection” [trạng thái]) nữa. Do đó, trong tình huống này, tôi nghĩ nên đổi “affect” thành “emotion” và “affection” thành “modification” hoặc “mode”. Tôi cũng sửa phần White dịch Definition of Attribute bằng cách cắt bỏ chữ “if”. Tuy có những sửa chữa ấy nhưng bản dịch của White cũng đáng sử dụng vì nó là bản chính xác và mềm mại nhất hiện có.
Hơn nữa, trong bản dịch của cả White lẫn Elwes tôi đã nhất quán viết hoa chữ Nature theo đúng bản Latinh của Spinoza; hai ông đều viết hoa chữ này một cách tản mạn. Tôi cũng thay đổi chút ít cách ngắt câu thời Victoria của Elwes và cách phân đoạn quá trung thành của White. Các đoạn văn của Ethica, bản Latinh, thì cực dài. Những thay đổi ở đây chỉ ở hình thức bên ngoài và trong chừng mực mà tôi nghĩ là chính đáng và biện minh được. Nhưng thay đổi nhỏ trong nội dung, rất nhỏ và rất ít, ngoài những thay đổi nói trên, đều được chỉ rõ trong ngoặc vuông.
Tôi rất cám ơn ông Houston Peterson của Trường Đại học Columbia, vì đã gợi ý cho tôi việc sắp xếp một cuốn sách gồm những đoạn trích tuyển từ Spinoza. Tuy nhiên, chỉ mình tôi chịu trách nhiệm về việc tuyển chọn và sắp xếp, và việc đưa Ethica khỏi dạng hình học của nó. Giáo sư Morris R. Cohen, của trường College of the City of New York, đã đọc bản thảo này; tôi mang ơn ông ấy vì những gợi ý quý giá. Tôi cũng chịu ơn rất lớn của một người bạn (vốn không muốn được nhắc tới) vì sự giúp đỡ quý báu để bản thảo thành hình.
Joseph Ratner
tháng Mười, 1926
Mục lục
Lời nói đầu
Cuộc đời Spinoza
Dẫn nhập triết học Spinoza
PHẦN I: Về Thượng đế
Chương 1. Thói mê tín
Chương 2. Việc diễn giải Kinh Thánh
Chương 3. Nhà tiên tri và việc tiên tri
Chương 4. Ơn kêu gọi của người Do Thái
Chương 5. Luật thần thánh
Chương 6. Luật nghi lễ
Chương 7. Các phép lạ
Chương 8. Bản chất thần thánh
PHẦN II: Về Con người
Chương 9. Bản chất và nguồn gốc của tinh thần con người
Chương 10. Bản chất và quy mô của tri thức con người
Chương 11. Quyết định luận và đạo đức
Chương 12. Nguồn gốc và bản chất của cảm xúc
Chương 13. Tâm lý học về các cảm xúc
PHẦN III: Về sự an lạc của con người
Chương 14. Về cảnh câu thúc của con người
Chương 15. Những nền tảng của đời sống đạo đức
Chương 16. Về những nền tảng của một nhà nước
Chương 17. Về thẩm quyền tối thượng
Chương 18. Tự do tư tưởng và ngôn luận
Chương 19. Về tự do của con người
Chương 20. Về hạnh phúc của con người và tính vĩnh cửu của tinh thần
Về người biên soạn
Về tác giả
Baruch Spinoza chào đời trong một cộng đồng Do Thái ở Amsterdam ngày 24.11.1632. Cha mẹ ông là người Do Thái đã cùng đồng bào chạy trốn sự khắc nghiệt tàn bạo của Pháp đình tôn giáo để tìm đến bầu khí tự do còn hạn chế và lưỡng lự ở Hà Lan. Vào thời điểm Spinoza ra đời, những người tị nạn Do Thái đã ổn định ít nhiều ở quê hương mới, ví dụ, họ đã giành được quyền xây một giáo đường. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hưởng được sự tự do hoàn toàn và bình yên trong tâm hồn của một dân tộc độc lập và được bảo vệ vững chắc. Tuy ai đó có thể là một người Do Thái ở Amsterdam, nhưng đó phải là người Do Thái với sự thận trọng đáng kể. Bất cứ gì có thể bị xem là xúc phạm tới giới chức chính trị theo bất cứ kiểu nào đều phải cẩn thận né tránh. Bởi vì, luôn là thế, những nhóm thiểu số được dung chứa đều phải chịu ảnh hưởng lây từ những vi phạm của bất cứ thành viên nào trong cộng đồng của họ. Dân Do Thái ở Amsterdam hiểu rõ điều này. Họ biết rằng bất kỳ lỗi lầm lớn nào của một thành viên trong cộng đồng thường sẽ không được nhà chức trách xem là lỗi của riêng cá nhân đó – một khuyết điểm hoàn toàn nằm trong bản chất của con người; họ biết nó sẽ bị xem như biểu hiện của một đặc điểm xấu xa của cả cộng đồng. Và do đó, cả cộng đồng sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc hơn mà chính cá nhân phạm lỗi lầm có thể không đáng chịu.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-10-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Phạm Viêm Phương |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 460 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 2358822335853 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút